Thứ Tư, 8/1/2025
Hiệu quả từ những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ở Phú Bình

Từng có tên trong danh sách hộ nghèo của xã, nhờ được chương tình 135 hỗ trợ vay không thế chấp 20 triệu đồng để phát tiển sản xuất, gia đình chị Trịnh Thị Phương, dân tộc Sán Dìu, ở xóm Cầu Mài, xã Bàn Đạt đã xây dựng thành công mô hình kinh tế tổng hợp. Thành công từ mô hình trồng ổi, năm 2017, chị Phương tiếp tục vay thêm vốn từ ngân hàng chính sách để đầu tư chuồng trại chăn nuôi gà thương phẩm và chuyển đổi thêm phần diện tích còn lại của gia đình sang cây trồng có giá trị cao... vừa làm vừa học hỏi, rút kinh nghiệm, đến nay gia đình chị Phương không chỉ thoát nghèo, mà trở thành hộ gia đình có mức thu nhập khá tại địa phương, với tổng thu nhập từ mô hình kinh tế là gần 200 triệu đồng mỗi năm. Chị Phương chia sẻ: “Hiện tại kinh tế gia đình tôi cũng đã ổn, tuy nhiên tôi hy vọng Đảng, Nhà nước hỗ trợ thêm cho tôi để tôi phát triển kinh tế. Nếu được hỗ trợ vốn thêm thì tôi đầu tư vào chăn nuôi lợn”.


 Gia đình chị Trịnh Thị Phương, dân tộc Sán Dìu, ở xóm Cầu Mài,
xã Bàn Đạt đã xây dựng thành công mô hình kinh tế tổng hợp

Việc kết hợp hiệu quả chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số với các chương trình dự án khác như chương tình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chương trình 135, chương tình An toàn khu và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã giúp người dân xã Bàn Đạt có điều kiện phát triển kinh tế, hoàn thành nhiều tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 26,8% năm 2016, xuống còn 11,3% năm 2020. Trao đổi với phóng viên ông Hoàng Ngọc Thanh, Chủ tịch UBND xã Bàn Đạt cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao sự quan tâm của Đảng và Nhà nước bằng các nguồn vốn, nhất là nguồn đầu tư hỗ trợ 135. Bằng sự đầu tư xây dựng hạ tầng hàng năm, hỗ trợ giảm nghèo bền vững. Chính từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân yên tâm lao động sản xuất, nhân dân có điều kiện để phát triển kinh tế gia đình”.

Là xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Phú Bình, Tân Kim hiện có 7 đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống, chiếm tỷ lệ 20% tổng số dân trên toàn xã. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đã có nhiều chương trình, đề án được triển khai tại địa phương nhằm hướng đến hỗ trợ vốn vay, tạo điều kiện để đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế. Chỉ tính riêng nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách, đến nay dư nợ trên toàn xã đã lên đến trên 45 tỷ đồng. Đời sống không ngừng được cải thiện, nên việc vận động người dân phát huy nội lực phát triển các mô hình kinh tế, chung tay xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đã được người dân đồng tình hưởng ứng và mang lại hiệu quả thiết thực. Ông Nguyễn Thế Lịch, Trưởng xóm Quyết Tiến, xã Tân Kim, huyện Phú Bình, Thái Nguyên cho biết thêm: “Được sự quan tâm của Nhà nước cho xi măng và nhân dân đối ứng bằng tiền cho nên thuận tiện cho các cháu học sinh, phát triển kinh tế cũng thuận tiện hơn rất nhiều”.


 Đời sống không ngừng được cải thiện, nên việc vận động
người dân chung tay xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
đã mang lại hiệu quả thiết thực

Huyện Phú Bình hiện có 18 đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống, chiếm gần 10% tổng cơ cấu dên số trên toàn huyện. Trong đó, chủ yếu là người dân tộc Nùng, Sán Dìu, Dao và đồng bào dân tộc Mường... Những năm qua, huyện đã triển khai kịp thời những chính sách của Đảng và Nhà nước, giúp đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn có điều kiện phát triển kinh tế, từng bước xóa đói giảm nghèo. Chia sẻ với phóng viên, ông Hoàng Thanh Giao, Chủ tịch UBND huyện Phú Bình cho biết: “Chúng tôi sẽ sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả nhất, tạo điều kiện cho người dân có lợi thế về phát triển trang trại, để tiến hành sản xuất tập trung, nâng cao giá trị sản phẩm”.

Nếu như năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Phú Bình chiếm gần 11% tổng số hộ trên toàn huyện, thì đến năm 2019 đã giảm xuống chỉ còn 4,6%. Trong đó, hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số chỉ dưới 300 hộ, chiếm 0,75%. Kết quả này đã minh chứng về hiệu quả từ những chính sách hướng tới đồng bào dân tộc là chủ trương đúng. Rút ngắn khoảng cách vùng niềm núi, vùng đặc biệt khó khăn với đô thị, về kinh tế, văn hóa, xã hội là động lực để huyện Phú Bình hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra./.

(thainguyentv.vn)

 

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Xem nhiều nhất