|
Nhờ sự đầu tư của Nhà nước, nhiều vùng đồng bào DTTS ở Quảng Ngãi được xây dựng khang trang.
Ảnh: baodantoc.vn |
Sau khi có Chỉ thị số 49-CT/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức phổ biến quán triệt và triển khai thực hiện cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, bí thư, phó bí thư các huyện, thị, thành ủy và ban hành Công văn số 96-CV/TU ngày 01/12/2015 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư. Ban cán sự đảng UBND tỉnh, các cấp ủy, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã tổ chức quán triệt ở cấp mình; đồng thời ban hành công văn, kế hoạch để triển khai thực hiện gắn với việc tiếp tục thực hiện các văn bản Trung ương, của tỉnh về công tác dân vận đến cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân. Qua học tập quán triệt, các cơ quan, đơn vị, địa phương, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức đã nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận trong tình hình mới và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào DTTS.
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kịp thời nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào DTTS; trên cơ sở đó vận động, hướng dẫn đồng bào đổi mới tập quán sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững, ổn định cuộc sống. Tỉnh đã thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý để tuyên truyền, phổ biến chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của địa phương đến với nhân dân. Phong trào thi đua "Dân vận khéo" được triển khai rộng rãi ở vùng đồng bào DTTS trong tỉnh.
năm qua cùng với sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Quảng Ngãi đã tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi. Do đó, tình hình kinh tế - xã hội của vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều thay đổi. Hiện có 78/78 xã có đường ô tô đến trung tâm xã, có 13/78 xã có chợ trung tâm; 78/78 xã có trạm y tế (có 30% số xã có trạm y tế đạt chuẩn). Các công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho 64,8% diện tích cây trồng; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện là 90,4%; tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 77%; 67/78 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế đạt 85,8%; 78/78 trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh với 130 bác sỹ (có 32 bác sỹ là người DTTS); 100% người đồng bào DTTS được cấp thẻ BHYT và được khám chữa bệnh.
Công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở vùng đồng bào DTTS được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, phát 100.000 tờ rơi, 12.500 tờ áp phích, 15 cụm pano về phòng, chống dịch; thực hiện phun thuốc khử khuẩn tại nơi công cộng, thực hiện khai báo y tế, cách ly y tế tại nhà và giám sát chặt chẽ đối với công dân về từ nơi có dịch theo quy định, đến nay chưa có trường hợp nào mắc dịch.
Chất lượng giáo dục ở vùng đồng DTTS và miền núi từng bước được nâng lên, tỷ lệ học sinh người DTTS đạt kết quả học tập loại khá tăng, tỷ lệ học sinh yếu kém, bỏ học giảm. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hằng năm đạt trên 83,3%; số thí sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng hằng năm đạt tỷ lệ 17% - 20% trong số thí sinh dự thi. 100% xã có trường mầm non, phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho người dân. Các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao và công tác tuyên truyền các ngày lễ lớn được duy trì thường xuyên; công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS được chú trọng, có 02 di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia được công nhận. Nếu như năm 2016 toàn tỉnh có 16.064 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 56,4%, đến năm 2020 tổng số hộ nghèo khu vực miền núi là 16.763 hộ, chiếm tỷ lệ 26,41%.
Trong 05 năm, các tổ chức đảng đã kết nạp được 1.216/2.335 đảng viên là người đồng bào DTTS, nâng tổng số đảng viên là người đồng bào DTTS lên 7.488/12.829 đảng viên ở vùng đồng bào DTTS chiếm tỷ lệ 58,37%. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS đã được quan tâm, từng bước đảm bảo cơ cấu, tỷ lệ, số lượng, chất lượng, thành phần trong cơ quan, đơn vị. |
Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi cơ bản ổn định. Các địa phương trong tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng, củng cố thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, vai trò của người có uy tín ở cơ sở để cùng tham gia giải quyết các vụ việc phát sinh tại cơ sở. Các cơ sở tôn giáo thực hiện tốt nếp sống văn hóa, văn minh; các hiện tượng hoạt động mê tín dị đoan, đốt vàng mã, dâng sao giải hạn tại các cơ sở thờ tự đã giảm so với các năm trước. Các hoạt động tín ngưỡng cơ bản theo đúng thuần phong, mỹ tục của từng địa phương và quy định của pháp luật; tăng cường cảnh giác, không để kẻ xấu lôi kéo, kích động, lợi dụng; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư, tỉnh Quảng Ngãi rút ra mấy kinh nghiệm sau:
Một là, các cấp ủy đảng phải thường xuyên chăm lo, củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng, phát huy tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng hệ thống chính trị ở vùng đồng bào DTTS thật sự trong sạch, vững mạnh; phối hợp tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH; đồng thời có chính sách, cơ chế hợp lý để khuyến khích, động viên cán bộ.
|
Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng
Ngãi thăm, tặng quà cho người có uy tín tại huyện Minh Long |
Hai là, các cấp ủy đảng, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi; MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội chú trọng tổ chức, phát động trong đoàn viên, hội viên và nhân dân thi đua tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn miền núi; vận động nhân dân tích cực lao động sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng rừng, lúa nước, chăn nuôi, vay vốn để phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTTS.
Ba là, làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của nhân dân trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; phát huy tính tích cực, chủ động, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Vận động nhân dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; phát huy văn hóa truyền thống, xóa bỏ những tập tục lạc hậu, xây dựng cộng đồng dân cư đồng thuận, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường…
Bốn là, tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS; nắm bắt kịp thời những nguyện vọng chính đáng của đồng bào; mọi quyết sách và hoạt động của cấp ủy, chính quyền phải xuất phát từ lợi ích, ý chí và nguyện vọng chính đáng của đồng bào, tạo niềm tin vững chắc của đồng bào vào đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường công tác vận động, tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững chắc từ cơ sở.
Năm là, cán bộ làm công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS phải luôn quán triệt tư tưởng lấy dân là gốc; không ngừng rèn luyện, phấn đấu, bồi dưỡng về chuyên môn, kiến thức xã hội; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, các quy định của pháp luật; đồng thời phải có kinh nghiệm thực tiễn, am hiểu phong tục, tập quán, văn hóa của từng dân tộc để đáp ứng được yêu cầu công tác trong vùng đồng bào DTTS trong giai đoạn hiện nay.
Sáu là, quan tâm, tập trung xây dựng, nhân rộng những mô hình điển hình, tiên tiến trong các phong trào vận động quần chúng, phong trào thi đua "Dân vận khéo" để tạo hiệu ứng tích cực trong đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân…
Nguyễn Quốc Đoàn