Thứ Tư, 18/12/2024
Bắc Giang bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số

Trong đó, Bắc Giang hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gồm: Khu du lịch cộng đồng xã An Lạc, huyện Sơn Động; Khu du lịch cộng đồng bản Mậu, thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động; Khu du lịch thác Ba Tia, thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động; Khu du lịch Đồng Cao, xã Phúc Sơn và Vân Sơn, huyện Sơn Động.


 Một buổi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các dân tộc đang sinh sống
tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang)

Bắc Giang sẽ hỗ trợ đầu tư bảo tồn truyền thống tiêu biểu thôn Bắc Hoa, xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn; hỗ trợ đầu tư bảo tồn truyền thống tiêu biểu bản Mậu, thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động. Tỉnh hỗ trợ tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các dân tộc thiểu số ở Bắc Giang gồm: Động Thiên Thai, xã Hồng Kỳ, huyện Yên Thế; chùa Am Vãi, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn; đình Bảo Lộc, xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam; đình Đông Thịnh, xã Tam Dị, huyện Lục Nam.

Năm 2023, tỉnh Bắc Giang còn hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉnh cũng tổ chức bảo tồn các loại hình văn hóa phi vật thể (mỗi lễ hội; mô hình văn hóa truyền thống tại các địa phương khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch…) như: Lễ hội chùa Chủa, chùa Sầy, dân tộc Dao, xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động; Lễ hội Xuống Đồng, dân tộc Tày, xã Hữu Sản, huyện Sơn Động; Lễ hội Hát Then – đàn tính, dân tộc Tày, xã An Lạc, huyện Sơn Động; khôi phục lễ cấp sắc người Dao, xã Đồng Vương, huyện Yên Thế…

Ngoài ra, tổ tỉnh chức các lớp tập huấn, truyền dạy, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, sinh hoạt văn hóa dân gian; tổ chức ngày hội, giao lưu, liên hoan về các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (trang phục, nghệ thuật trình diễn dân gian...)…

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang, thời gian tới tỉnh còn chú trọng nghiên cứu, thu thập, khai thác giá trị văn học dân gian các dân tộc thiểu số tại địa phương. Trong đó, Bắc Giang thực hiện chương trình bảo tồn, khôi phục tiếng nói, chữ viết; tổng kiểm kê văn học dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phương trong tỉnh. Bên cạnh đó, Bắc Giang khảo sát, nghiên cứu, sưu tầm, các tài liệu, hiện vật về văn hóa dân tộc thiểu số, chú trọng sưu tầm hiện vật, tài liệu liên quan văn học dân gian như sách, tài liệu, thư tịch… Tỉnh cũng quan tâm phát hiện, vinh danh nghệ nhân, những người có công truyền dạy kiến thức văn học các dân tộc thiểu số thông qua các bài hát, viết kịch bản sân khấu dân gian như chèo, tuồng, kể chuyện ngụ ngôn, truyện cười, thơ dân gian, thơ trong nghi lễ dân tộc người thiểu số…

Bắc Giang là tỉnh miền núi có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao. Vùng dân tộc thiểu số và miền núi chiếm 72,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, với 257.258 người dân tộc thiểu số, chiếm 14,26% dân số toàn tỉnh; có 45 thành phần dân tộc, trong đó có 6 thành phần dân tộc thiểu số chủ yếu gồm: Nùng, Tày, Sán Dìu, Hoa, Cao Lan, Sán Chí và Dao. Toàn tỉnh có 4 huyện đông người dân tộc thiểu số sinh sống là Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế.

Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang lưu truyền trong dân gian những huyền thoại, truyền tích, sự tích, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, phương ngôn, thơ văn, thư tịch … Nội dung các huyền thoại, sự tích, truyền tích phản ánh về lịch sử, văn hóa và đời sống như: Địa danh, sự tích giống loài, chiến công, chiến tích của các vị thần, các nhân vật lịch sử, các danh nhân văn hóa, hay một khía cạnh nào đó liên quan tới thân phận một con người hoặc một cộng đồng…

Bắc Giang đã xây dựng, triển khai Đề án Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc tỉnh giai đoạn 2011 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2030. Hoạt động kiểm kê, sưu tầm, nghiên cứu về văn học dân gian các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được thực hiện chung trong các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học. Qua việc thực hiện các chương trình, đề tài, điều tra nghiên cứu trên, cho thấy trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh còn lưu truyền nhiều loại hình văn học dân gian như: Truyện kể, thơ văn, vè, thư tịch… có nội dung rất phong phú, nói về nguồn gốc loài người, vũ trụ, phản ánh quan niệm về các hiện tượng tự nhiên, đời sống xã hội…./.

(dantocmiennui.vn)

Gửi cho bạn bè

Các tin khác

Xem nhiều nhất