Thứ Năm, 31/10/2024
Nghệ An: Công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh

 Cọn nước ở xã Yên Hòa, huyện Tương Dương

Thông báo Kết luận số 64-KL/TW, ngày 09/03/2007 của Ban Bí thư (khóa X) "về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW, ngày 23/9/1994 của Ban Bí thư khóa VII về một số công tác ở vùng dân tộc Mông"; Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số”; Kế hoạch số 10-KH/TU, ngày 17/02/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư về tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Kết luận số 105-KL/TU, ngày 18/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Đề án số 02-ĐA/TU, ngày 10/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường công tác dân vận vùng dân đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo", Chỉ thị số 17-CT/TU, ngày 01/8/2022 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh…). Phối hợp các đơn vị triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 2036/QĐ-BQP ngày 19/5/2023 của Bộ Quốc phòng về phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn Quân khu giai đoạn 2023-2030 và những năm tiếp theo” và Kế hoạch số 757/KH-UBND ngày 9/10/2023 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án; tiếp tục thực hiện Quyết định số 6062-QĐ/TU, ngày 22/12/2015 của UBND tỉnh “Về việc phân công các cơ quan, đơn vị nhận giúp đỡ các xã nghèo vùng miền Tây tỉnh Nghệ An”, Kế hoạch số 497/KH-UBND, ngày 08/7/2022 về thực hiện Chiến lược công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045…

Công tác an sinh xã hội vùng dân tộc thiểu số luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt, tiếp tục phát huy hiệu quả đảm bảo an sinh xã hội cho các đối tượng người có công với cách mạng, trợ cấp bảo trợ xã hội, các đối tượng yếu thế... trên nguyên tắc đảm bảo thực hiện các chính sách, chế độ đúng, đủ, kịp thời và hiệu quả. Thực hiện tốt công tác phòng, chống tệ nạn xã hội; chăm sóc, bảo vệ trẻ em, hạn chế tối đa tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích, đuối nước. Phát huy, nhân rộng các mô hình hiệu quả, tạo lan tỏa ở cơ sở. Phong trào Đền ơn đáp nghĩa, trợ giúp xã hội được xã hội hóa sâu rộng, hiệu quả; các địa phương, đơn vị tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025, đạt nhiều kết quả tích cực. Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh và địa phương đã huy động tiền và hiện vật trị giá trên 50 tỷ đồng hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, trẻ em thuộc đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan, đơn vị được UBND tỉnh phân công, giúp đỡ 76 xã đặc biệt khó khăn đã hỗ trợ xây dựng, phát triển mô hình sinh kế, hỗ trợ nhà ở, tặng quà cho hộ nghèo, học sinh nghèo vượt khó,... trị giá 17,4 tỷ đồng. Thực hiện Chương trình vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn giai đoạn 2023-2025, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã đăng ký ủng hộ, hỗ trợ 12.568 nhà, với số tiền 637,142 tỷ đồng. Đến nay, toàn tỉnh đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được 7.517 căn nhà/mục tiêu là 5.500 căn nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở (đạt 136,7%).

Cấp ủy, chính quyền các cấp phối hợp các ban, ngành liên quan quan tâm, có chính sách ưu tiên, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề cấp bách, nâng cao đời sống của người dân. Thực hiện các chương trình, đề án, dự án, chính sách tại địa bàn dân tộc thiểu số, miền núi trên tất cả các lĩnh vực như: Giáo dục và đào tạo, y tế và chăm sóc sức khỏe, văn hóa, thể thao, du lịch, nông nghiệp và phát triển nông thôn, lao động việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới... được triển khai, thực hiện đúng mục tiêu, địa bàn, đối tượng, phát huy hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng dân tộc thiểu số. Nhiều chính sách xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, như: Tín dụng ưu đãi hộ nghèo, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao khoa học kỹ thuật hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nghề đã triển khai thực hiện có hiệu quả, quan tâm phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ, tạo điều kiện cho đồng bào hình thành và phát triển những mặt hàng có giá trị trao đổi, mua bán. Hệ thống đường giao thông đã đến trung tâm 100% xã, phường trong toàn tỉnh, 100% hộ đã có điện lưới quốc gia sử dụng và dùng nước hợp vệ sinh.

Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 về xây dựng nông thôn mới; xóa đói, giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giúp cải thiện và nâng cao đời sống của người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Các sở, ban, ngành cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; tham mưu thực hiện các chương trình, dự án phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đảm bảo chất lượng, hiện quả. Đến nay, toàn tỉnh đã có 319/411 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 77,61%), 10 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có 212 thôn, bản đã được công nhận nông thôn mới).

Chương trình phát triển mỗi xã xây dựng ít nhất 01 sản phẩm đạt chuẩn OCOP: Đã có 457 sản phẩm OCOP, trong đó 415 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao, 41 sản phẩm đạt 4 sao, 01 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao; riêng các huyện miền núi có 150 sản phẩm được xếp hạng đạt OCOP 3 sao trở lên. Bên cạnh các sản phẩm mang thương hiệu của từng địa phương, có giá trị hàng hóa, các dịch vụ du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa cũng được quan tâm xây dựng và phát triển. Nhiều khu du lịch đã và đang được hình thành, đưa vào hoạt động, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước (Thác 7 tầng ở Quế phong, Khu du lịch Mường Lống - Kỳ Sơn, Thác Khe Kèm - Con Cuông; khu du lịch tâm linh gắn với văn hóa ở Hang Bua - Quỳ Châu, lễ hội làng Vạc - Nghĩa Đàn, lễ hội Đền Chín gian - Quế Phong, Đền Pu Nhạ thầu - Tương Dương; đền Le, đền Chọng - Quỳ Hợp,…. Các chương trình xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt được kết quả quan trọng. Tỷ lệ hộ đói nghèo tại các huyện miền núi giảm bình quân 4-5%/năm, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, miền núi, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền trên địa bàn tỉnh. Kết quả thực hiện các chương trình đã giúp các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thay đổi diện mạo, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Nghệ An được nâng lên rõ nét.

Công tác tuyên truyền, giáo dục cho đồng bào các dân tộc thiểu số nâng cao ý thức cảnh giác sẵn sàng đập tan âm mưu, hành động chống phá của kẻ địch được các cấp ủy đảng, các cơ quan chức năng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Tổ chức các tổ, đội công tác, đội xây dựng tăng cường cơ sở về các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, biên giới, giúp Nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; tham gia xây dựng củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở; thực hiện tốt công tác đối ngoại nhân dân, hợp tác với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Nhân dân 2 bên biên giới Việt Nam - Lào đoàn kết, gắn bó, tin tưởng lẫn nhau, phối hợp trao đổi thông tin, tuần tra, bảo vệ cột mốc, đường biên giới... góp phần xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào ổn định và phát triển toàn diện. Đến nay, toàn tỉnh có 4.281 tổ tự quản, qua đó đã tuyên truyền, vận động các hộ gia đình thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần ngăn chặn, chống truyền đạo trái pháp luật lên miền núi, dân tộc, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh không có các vụ việc phức tạp phát sinh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhất là các vùng biên giới còn tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định. Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh nhiều hoạt động phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; lợi dụng “dân tộc”, “tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền”, tình hình đời sống còn khó khăn, hạn chế thông tin để kích động lôi kéo gây mất ổn định chính trị, xã hội. Hoạt động truyền đạo trái pháp luật, buôn bán ma túy vẫn diễn ra; mâu thuẫn, tranh chấp đất đai một số nơi chưa được giải quyết triệt để.

 Nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024:

Thứ nhất, tiếp tục triển khai Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Chỉ thị 18-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW (khóa IX) về công tác tôn giáo và các văn bản liên quan đến công tác dân tộc, tôn giáo.

Thứ hai, tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy sơ kết 05 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới.

Thứ ba, tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổng kết 30 năm thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW, ngày 23/9/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) về một số công tác ở vùng dân tộc Mông.

Thứ tư, tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 101-KL/TW, ngày 03/9/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về chủ trương công tác đối với đạo Tin lành trong tình hình mới.

Thứ năm, tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy hướng dẫn, đôn đốc triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án số 07-ĐA/TU về về “Đổi mới, nâng cao hiệu quả tiếp xúc, đối thoại và thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp sau tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025”.

Thứ sáu, tăng cường công tác gặp gỡ, vận động già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước.

Thứ bảy, tiếp tục triển khai Chương trình phối hợp công tác Dân vận giữa Ban Dân vận Tỉnh uỷ với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh. Phối hợp thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU, ngày 18/8/2023 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận ở vùng đặc thù của lực lượng vũ trang tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 - 2030 và những năm tiếp theo.

Thứ tám, chủ động nắm tình hình dân tộc, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số. Phối hợp tham mưu giải quyết các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp, xử lý các vấn đề phát sinh phức tạp trong lĩnh vực dân tộc; đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá Đảng, Nhà nước.

Thứ chín, tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ mười, tổng kết công tác dân tộc năm 2024, xây dựng chương trình công tác năm 2025.

Phan Thanh Đoài, Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nghệ An/nghean.dcs.vn

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác

Xem nhiều nhất