Thứ Tư, 24/4/2024
Huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc Chứt

Thực hiện quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta trong lãnh đạo thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc, trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy luôn xác định rõ công tác dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, thường xuyên, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội; đã ban hành nhiều chủ trương, biện pháp để lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân tộc, nhất là thành lập Ban Chỉ đạo công tác dân tộc thiểu số huyện; phân công Mặt trận, các đoàn thể, các phòng, ban, ngành cấp huyện phụ trách giúp đỡ các bản dân tộc; phân công đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách, theo dõi việc triển khai thực hiện các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc từng bước được đầu tư nâng cấp, đáp ứng nhu cầu thiết yếu cơ bản của người dân, đường bê tông đã về tận các bản dân tộc. Người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có cuộc sống định canh, định cư ổn định; biết trồng lúa nước, từng bước áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tiếp cận thị trường; không còn tình trạng di cư tự do; giải quyết cơ bản các vấn đề đất ở, đất sản xuất cho bà con dân tộc; giải quyết có hiệu quả tình trạng ô nhiểm môi trường vùng dân tộc thiểu số. Việc học tập của con em người dân tộc thiểu số ổn định; trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lâm Hóa được thành lập đã khắc phục được tình trạng bỏ học giữa chừng và đi học thiếu thường xuyên của học sinh; tỷ lệ huy động trẻ đến trường trong độ tuổi đạt 100%; hoàn thành phổ cập và duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2; phổ cập giáo dục xóa mũ chữ cấp độ 2; phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1; 100% đồng bào dân tộc được tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và được cấp thể Bảo hiểm Y tế, dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, không có dịch bệnh lớn xẩy ra ở địa bàn dân tộc. 4/4 bản dân tộc được sử dụng mạng lưới điện sáng quốc gia, phủ sóng truyền thanh, truyền hình, sóng điện thoại...; các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tuyên Hóa được bảo tồn và phát triển; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số; tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc giảm xuống còn 85,71% (năm 2018); giảm dần khoảng cách chênh lệch mức sống giữa vùng dân tộc và các địa bàn khác trong huyện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số được đảm bảo; công tác xây dựng hệ thống chính trị vùng dân tộc thiểu số luôn được quan tâm;4/4 bản dân tộc thiểu số ít người đều có chi bộ đảng, với 38 đảng viên, trong đó đảng viên là người dân tộc tiểu số 18 đồng chí; đội ngũ cán bộ, đảng viên là người dân tộc thiểu số ngày càng nhiều; chất lượng ượng cán bộ ngày càng được nâng lên rõ rệt. Hiện nay, có 5 vị đại biểu HĐND huyện, xã là người dân tộc thiểu số (trong đó đại biểu HĐND huyện: 01 vị, đại biểu HĐND xã: 04 vị); có 3 đồng chí tham gia cấp uỷ (Đảng uỷ: 01 đồng chí; chi uỷ: 02 đồng chí); có 22 đồng chí là cán bộ xã, cán bộ bản (cán bộ xã: 02 đồng chí; cán bộ bản: 20 đồng chí)...

Năm 2017, huyện phối hợp với Uỷ ban Mặt trận tỉnh tiến hành khảo sát, thiết kế và xây dựng mới, hoàn thành và đưa vào sử dụng 46 nhà ở cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, tổng trị giá 3.900.000.000 đồng; sửa chữa 10 nhà ở cho đồng bào dân tộc, với số tiền 14.000.000 đồng. Năm 2018, bằng nguồn đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và chiến sĩ lực lượng vũ trang; huy động lực lượng đoàn viên, thanh niên của các xã, thị trấn trên địa bàn tiến hành sửa chữa và hoàn thành 17 nhà ở cho đồng bào dân tộc, với tổng kinh phí 230.000.000 đồng. Vào dịp tết Nguyên đán hàng năm, huyện đều trích kinh phí từ nguồn quỹ "Vì người nghèo" để mua thịt lợn, gạo nếp cho bà con dân tộc thiểu số ăn tết (bình quân mỗi năm hỗ trợ 02 kg gạo nếp, 01 kg thịt lợn cho mỗi khẩu).

Việc thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước đã giúp cho đồng bào dân tộc có cuộc sống định canh, định cư ổn định, đời sống không ngừng được nâng lên, luôn đoàn kết, tin tưởng vào đường lối đổi mới, thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao cảnh giác trước mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, một lòng tin tưởng vào sự phát triển đi lên trên quê hương.

Trong những năm tới, cùng với sự phát triển chung của cả nước, của tỉnh, Tuyên Hoá sẻ tiếp tục có những bước phát triển về kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên. Tuy nhiên, do điều kiện một huyện nghèo, xuất phát điểm kinh tế thấp lại thường xuyên bị tác động của thiên tai, bão lũ, lụt; địa bàn huyện vừa có dân tộc, tôn giáo; bên cạnh đó, các thế lực thù địch luôn tìm mọi âm mưu thủ đoạn để chống phá, gây mất ổn định chính trị - xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Vì vậy, việc tiếp tục nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thân cho đồng bào dân tộc, thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cần phải được cấp uỷ, chính quyền và cả hệ thống chính trị đặc biệt quan tâm, trong đó tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp như:

Một là, tiếp tục quán triệt và tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân nội dung Kết luận số 57-KL/TW ngày 03/11/2009 của Bộ Chính trị (Khóa X) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW (Khóa X) và các văn bản của Trung ương, của tỉnh, của huyện về công tác dân tộc; rà soát, bổ sung kế hoạch thực hiện của các cơ sở để thực hiện tốt công tác dân tộc.

Hai là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội trong vận động, tập hợp lực lượng quần chúng nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Hàng năm, cấp ủy đảng các cấp cần đưa vào kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung có liên quan về công tác dân tộc.

Ba là, có chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư các mô hình kinh tế, mở rộng ngành nghề dịch vụ, giải quyết việc làm cho bà con dân tộc, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc. Nêu cao tinh thần cảnh giác với âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn kịp thời các hành vi chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Bốn là, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác dân tộc. Bố trí cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về nhiệm vụ công tác dân tộc. Chính quyền các cấp, nhất là ở xã Thanh Hóa, Lâm Hóa; củng cố, xây dựng hệ thống chính trị trong vùng đồng bào dân tộc vững mạnh; đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số.

Năm là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về dân tộc, giải quyết kịp thời các đề xuất chính đáng phù hợp với pháp luật của bà con dân tộc; quan tâm thực hiện tốt các chính sách về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc,  tạo điều kiện để bà con dân tôc hòa nhập vào sự phát triển của huyện. Tiếp tục quy hoạch, phân bổ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc; có kế hoạch ưu tiên cho các hộ còn thiếu đất sản xuất, giao rừng cho các hộ quản lý; tách hộ lập vườn để táo thế ổn định lâu dài định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số. Có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ nguồn vốn, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, trợ giá, trợ cước cho các mặt hàng của đồng bào dân tộc. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức, tập huấn chuyển giao tiến bộ học học kỷ thuật… để thu hút, kích thích và tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc đẩy mạnh kinh doanh, sản xuất, chăn nuôi… tăng giá trị thu nhập cho người lao động.

Sáu là, các tổ chức đoàn thể, các phòng, ban, ngành cấp huyện được phân công phụ trách, giúp đỡ các bản dân tộc thiểu số tại hai xã Lâm Hóa và Thanh Hóa, tiếp tục có các hoạt động thiết thực hướng về vùng dân tộc; quan tâm chăm lo, hướng dẫn và giúp đỡ đồng bào dân tộc phát triển kinh tế, cách ăn ở hợp vệ sinh; đời sống, sức khỏe, học tập của con em vùng đồng bào dân tộc.

Bảy là, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác dân tộc thiểu số huyện. Thực hiện nghiêm túc việc phân công và phát huy vai trò, trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo, các phòng, ban, ngành, đoàn thể phụ trách các bản dân tộc, các ngành, lĩnh vực liên quan. Duy trì nề nếp các cuộc họp Ban Chỉ đạo công tác dân tộc thiểu số đúng theo quy chế làm việc, làm tốt công tác tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy về lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân tộc trên địa bàn.

Tám là, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, gắn với xây dựng các mô hình "Dân vận khéo" phù hợp với điều kiện và văn hóa của bà con dân tộc; thường xuyên kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời.

Chín là, tiếp tục quan tâm, chỉ đạo duy trì nền nếp, sĩ số học sinh và nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường vụ dân tộc thiểu số, nhất là tại trường tiểu học và trung học cơ sở (bán trú) xã Lâm Hóa./.

Trần Thanh Hiền, Ban Dân vận Huyện uỷ Tuyên Hoá, Quảng Bình

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác

Xem nhiều nhất