Chủ Nhật, 22/12/2024
  • Bác Ái: Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số

    Huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận hiện có 10 dân tộc cùng sinh sống, chủ yếu là đồng bào dân tộc Raglai, chiếm trên 87%. Xác định công tác dân tộc là nhiệm vụ quan trọng, huyện Bác Ái đã huy động mọi nguồn lực, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, thực hiện tốt các chính sách chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

  • Bình Liêu: Nỗ lực nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số

    Là địa phương vùng sâu, vùng xa của Quảng Ninh, với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 96%, công tác dân tộc ở Bình Liêu luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm. Huyện đã tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện kịp thời các chính sách đặc thù cho vùng đồng bào DTTS.

  • Quang Bình, Hà Giang: Hiệu quả từ lồng ghép sinh hoạt giữa “4 hội, 4 chi”

    Thời gian qua, nhiều tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã thực hiện lồng ghép sinh hoạt giữa “4 hội, 4 chi” ở xã, thôn. Cách làm này vừa giữ vững tổ chức hoạt động của các hội, đoàn thể, nâng cao năng lực, hiệu quả và sức chiến đấu của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, vừa tạo động lực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

  • Cần chú trọng vấn đề phát triển bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

    (Danvan.vn) Sáng 14/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương Tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW và Chỉ thị số 45-CT/TW đã tổ chức Hội nghị góp ý kiến vào các dự thảo văn bản Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc.

  • Hội thảo Công tác thể chế và kết quả phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    (Danvan.vn) Sáng ngày 08/8, tại Hà Nội Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của BCH Trung ương khóa IX về công tác dân tộc và 25 năm thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW của Ban Bí thư khóa VII về một số công tác ở vùng dân tộc Mông tổ chức Hội thảo Công tác thể chế và kết quả phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Hội thảo.

  • Nhân rộng mô hình 'bản người Mông tự quản' vùng cao Yên Bái

    Mô hình “bản người Mông tự quản” được triển khai từ tháng 10/2017, tại xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên (Yên Bái). Sau gần hai năm triển khai, mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực. Nhờ đó, đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc Mông từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, an ninh trật tự trên địa bàn được bảo đảm.

  • Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số Bắc Quang

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Tư tưởng xuyên suốt của Người về “đoàn kết các dân tộc và nâng cao đời sống đồng bào” trở thành kim chỉ nam cho công tác chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta nói chung; cấp ủy, chính quyền huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang nói riêng. Và bức tranh khởi sắc vùng đồng bào DTTS huyện Bắc Quang chính là minh chứng sinh động cho việc thấm nhuần tư tưởng cao quý của Người về công tác dân tộc.

  • Huyện Chợ Mới: Thực hiện hiệu quả công tác dân tộc

    Thời gian qua, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đã quan tâm thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giảm tỷ lệ hộ nghèo và giữ vững an ninh trật tự vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

  • Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Cam Lộ

    Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị có 01 bản dân tộc thiểu số - người Vân Kiều, thuộc thôn Bản Chùa - xã Cam Tuyền, gồm 88 hộ và 400 nhân khẩu, chiếm 0,65% dân số trong toàn huyện. Diện tích đất tự nhiên 193,7 ha. Mặc dù số lượng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ ít, nhưng cấp uỷ và chính quyền luôn quan tâm xây dựng nhiều chủ trương, kế hoạch nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con.

  • Quỳnh Nhai thực hiện tốt chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Những năm qua, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã tập trung chỉ đạo thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, ưu tiên nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng tái định cư (TĐC) thủy điện Sơn La; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; quan tâm công tác đào tạo nguồn nhân lực, cán bộ là con em đồng bào các dân tộc thiểu số; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nâng cao hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo.

  • Tuyên Quang: Giúp đồng bào dân tộc Mông nâng cao đời sống

    Nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào dân tộc Mông ổn định cuộc sống, tỉnh Tuyên Quang đã quan tâm chỉ đạo thực hiện các chính sách dân tộc về đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, hỗ trợ phát triển sản xuất. Từ các nguồn vốn hỗ trợ đã giúp đời sống vật chất, tinh thần đồng bào Mông có nhiều thay đổi.

  • Những già làng “dân vận khéo” ở Krông Pa

    Gương mẫu trong cuộc sống, tích cực vận động người dân thay đổi nếp nghĩ cách làm, vươn lên thoát nghèo, nhiều già làng tại một số buôn, làng ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai phát huy rất tốt vai trò, trách nhiệm, là hạt nhân trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương. Họ còn là tấm gương làm kinh tế giỏi, hỗ trợ, hướng dẫn bà con sản xuất, tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

  • Bắc Mê chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu

    Huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang có 15 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm: Tày, Mông, Xuồng, Giấy, Bố Y... trong đó số hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 94,4%; số hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm 33%. Nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống, trong những năm qua, huyện đã chú trọng và triển khai nhiều chương trình, chính sách hướng đến đồng bào dân tộc ít người.

  • Hiệu quả từ mô hình “Dòng họ bình yên” ở vùng cao Điện Biên

    Tại huyện vùng cao Tủa Chùa (Điện Biên), mô hình “Dòng họ bình yên” đã có từ những năm 1999. Từ chủ trương của Đảng, Nhà nước về xóa bỏ cây thuốc phiện, năm 2004, chính quyền huyện Tủa Chùa khuyến khích, nhân rộng mô hình “Dòng họ bình yên”. Sau gần 20 năm phát triển, mô hình “Dòng họ bình yên” đã khẳng định tính thiết thực và góp phần quan trọng trong việc xây dựng huyện Tủa Chùa trở thành điểm sáng trong phát huy vai trò người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

  • TP. Vũng Tàu: Chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

    Trong 5 năm qua (2014 - 2019), TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. 

Xem nhiều nhất