-
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, những năm qua, các cấp ủy đảng huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình đã tích cực chỉ đạo chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể chính trị-xã hội thực hiện tốt công tác dân vận, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Bằng nhiều cách làm hiệu quả, các mô hình “Dân vận khéo” ở vùng DTTS đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng vững mạnh.
-
Nhờ "Dân vận khéo", ở xã Quảng Lâm, huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh, mọi công việc đều nhận được sự hưởng ứng, ủng hộ nhiệt tình của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
-
(Danvan.vn) Trong những năm qua, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tăng cường đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, xây dựng, phát huy vai trò của người có uy tín trong việc triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đặc biệt trong việc triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia” trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Trung Quốc. Từ kết quả của phong trào, đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
-
Chiều 9-10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân dẫn đầu đoàn công tác của UBND tỉnh đến thăm, tặng quà tại chùa Rạch Cui, xã Khánh Bình Đông và chùa Tam Hiệp, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) nhân dịp lễ Sene Đolta năm 2018.
-
Những năm qua, trên địa bàn huyện biên giới Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã xuất hiện nhiều tấm gương người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là những nhân tố quan trọng góp phần tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, góp phần đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới.
-
Thường xuyên nêu cao ý thức trách nhiệm, hàng nghìn người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số trên cả nước đã và đang là những “hạt nhân” trong xây dựng thế trận “Biên phòng toàn dân” tại địa bàn các tuyến biên giới của Tổ quốc.
-
"Cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác xây dựng lực lượng cốt cán trong vùng đồng bào thiểu số, phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng cốt cán"- là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Đăk Nông Nguyễn Đình Trung tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Đề án 05 ngày 15/11/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về xây dựng lực lượng cốt cán trong vùng đồng bào thiểu số” .
-
Nhận thức được vị trí, vai trò của người có uy tín trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong suốt những năm qua, công tác phát huy vai trò của người có uy tín đã được tỉnh Quảng Ninh quan tâm chỉ đạo thực hiện.
-
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến vùng sâu, vùng xa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Yên Bái. Do đó, thời gian qua, các đơn vị, cơ quan chuyên ngành liên quan luôn chủ động nghiên cứu, đổi mới phương pháp, nội dung, hình thức tuyên truyền, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân.
-
An ninh trật tự (ANTT) được đảm bảo là điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở nơi vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh Tuyên Quang đã tăng cường nắm bắt địa bàn, tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” để đẩy lùi tội phạm.
-
Bình Thuận có 35 dân tộc anh em sinh sống, trong đó có 34 dân tộc thiểu số. Đồng bào dân tộc thiểu số cư trú rộng khắp địa bàn trong tỉnh, phổ biến là sống xen kẽ nhau. Riêng một số dân tộc sống tập trung hình thành các thôn, xã thuần, như: Raglai, Cơ Ho, Chơ Ro sống ở 11 xã thuần và 20 thôn xen ghép thuộc địa bàn vùng cao; dân tộc Chăm sống ở 4 xã thuần và 9 thôn xen ghép ở đồng bằng, ven các trục đường giao thông QL1A và tỉnh lộ; các dân tộc Tày, Nùng, Hoa sống ở 2 xã và 2 thôn xen ghép ở vùng đồng bằng, vùng sâu, vùng xa.
-
Xã Đức Lương, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên có đến trên 90% dân số là người dân tộc thiểu số. Vì vậy, phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (người uy tín) luôn được xã đặc biệt quan tâm. Bằng uy tín, trách nhiệm và sự nhiệt tình, người uy tín đã trở thành cầu nối giữa Đảng với nhân dân, góp phần củng cố khối đại đoàn kết nhân dân, xây dựng Đức Lương phát triển.
-
Tỉnh Bình Phước có 40 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc X’tiêng chiếm tỷ lệ cao nhất. Do tập tục canh tác lạc hậu, sinh nhiều con… cho nên hộ nghèo là người dân tộc thiểu số (DTTS) luôn chiếm tỷ lệ cao. Ðể giúp đồng bào định canh, định cư ổn định, Bình Phước đã có nhiều chính sách phù hợp, cách làm hay, mô hình hiệu quả và hiện đang được nhân rộng. Qua đó, từng bước xóa nghèo bền vững cho đồng bào DTTS.
-
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Pu Sam Cáp (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) khóa XVII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, cấp ủy, chính quyền xã đã triển khai đồng bộ các giải pháp lãnh, chỉ đạo; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và phát huy tinh thần đoàn kết, đồng lòng của Nhân dân.
-
Với các xã vùng biên giới của huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, vấn đề đảm bảo an ninh trật tự luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng trên địa bàn chú trọng đến từng thôn bản. Trong nhiều giải pháp giữ gìn an ninh trật tự, xã Thanh Hóa đã xây dựng và triển khai mô hình “ Bản làng bình yên”. Được người dân đồng tình hưởng ứng, mô hình đang phát huy hiệu quả tích cực.