Thứ Năm, 2/5/2024
  • Kiên Giang: Chăm lo đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây cho hộ nghèo dân tộc Khmer

    Tỉnh Kiên Giang hỗ trợ hơn 2 tỷ cho hộ nghèo dân tộc Khmer trong tỉnh đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây diễn ra vào trung tuần tháng 4 năm 2018.

  • Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây​ năm 2018

    Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2018 của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có thư chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây gửi toàn thể đồng bào, đồng chí, các vị chư tăng và kiều bào dân tộc Khmer.

  • Nghệ An tăng cường vai trò người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Tỉnh Nghệ An đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng cường vai trò của người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn. Đây cũng là việc làm góp phần thực hiện tốt công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 2561/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường vai trò của người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số”.

  • Trung Chải xây dựng đời sống văn hóa

    Triển khai sâu, rộng, sự tích cực vào cuộc của cả hệ thống chính trị xã Trung Chải (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu), phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của Nhân dân.

  • Chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo

    Năm 2018, tỉnh Bạc Liêu tăng cường công tác chăm lo đời sống đồng bào DTTS trên địa bàn, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS từ 3-4% và 10 xã thuộc Chương trình 135 với tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5-6%. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngoài việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc, các tổ chức, đoàn thể, địa phương trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu còn vận động xã hội hoá nhiều nội dung để hỗ trợ cho công tác giảm nghèo.

  • Hà Nội: Tạo động lực cho đồng bào dân tộc thiểu số

    Thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TƯ ngày 12-3-2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc, 15 năm qua, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trên địa bàn Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn đó những khó khăn, đòi hỏi phải tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tạo động lực cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên.

  • Cà Mau: Chuyển biến đời sống đồng bào dân tộc

    Tại buổi họp mặt và đánh giá tình hình thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2017, ông Triệu Quang Lợi, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau nhìn nhận: “Bên cạnh sự ý thức vươn lên trong lao động sản xuất để thoát nghèo của đồng bào dân tộc, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các chính sách dân tộc được thực thi hiệu quả trong những năm qua đã góp phần rất quan trọng tạo nên chuyển biến rõ nét về đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của đồng bào dân tộc, nhất là những vùng sâu, vùng xa”.

  • Đầm Hà: Cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số

    Thời gian qua, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh đã từng bước cải thiện, nâng cao điều kiện sống cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn, góp phần giảm nghèo bền vững. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt đã giúp bà con yên tâm định cư, tổ chức sản xuất hiệu quả, chủ động xây dựng mô hình kinh tế phù hợp với khả năng của gia đình.

  • Tăng cường công tác vận động đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên - Nội dung cốt lõi để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

    Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Tiếp tục thắt chặt mối quan hệ đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên, đồng thời thực hiện tốt chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể tăng cường công tác vận động đồng bào tham gia sản xuất, ổn định cuộc sống, giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở.

  • Ayun Pa: Đưa chính sách dân tộc vào cuộc sống

    Những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai luôn quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt công tác dân tộc và các chính sách dân tộc. Nhờ đó, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn thị xã đã có sự đổi thay tích cực.

  • Hà Quảng thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc

    Nhờ chủ động lồng ghép các nguồn vốn của Trung ương, địa phương, các chương trình, dự án, những năm qua, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc (CSDT) trên địa bàn, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

  • Bình Phước: Phát huy vai trò người uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Già làng, người uy tín có vai trò hết sức quan trọng trong nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Thời gian qua, phát huy vai trò, vị trí của mình, trong tỉnh Bình Phước có nhiều già làng, người uy tín gương mẫu đi đầu và vận động nhân dân hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tích cực lao động sản xuất, giảm nghèo, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn dân cư. Già làng Điểu Rôn, Điểu Li Đe là 2 trong nhiều tấm gương tiêu biểu.

  • Sóc Trăng: Họp mặt người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Sáng ngày 14-3, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức họp mặt người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh năm 2018.

  • Ðiểm sáng thu hút hội viên, phụ nữ dân tộc thiểu số

    Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã sáng tạo nhiều cách làm thiết thực, ý nghĩa nhằm tập hợp, thu hút phụ nữ khu vực vùng cao, phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia tổ chức hội. Ðồng thời, mong muốn giúp chị em phát huy nội lực vươn lên thoát đói nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc.

  • Phát huy vai trò già làng, người uy tín bảo vệ biên giới

    Từ thực tiễn bao năm qua, già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số có vai trò rất quan trọng. Họ không chỉ là người nắm được các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà còn hiểu rõ phong tục tập quán của đồng bào mình. Từ đó họ vận dụng linh hoạt trong giải quyết mâu thuẫn, các vấn đề của xã hội cũng như tuyên truyền vận động nhân dân. Họ thực sự là “cầu nối” giữa ý Đảng và lòng dân.