Thứ Ba, 21/1/2025
Ninh Thuận: Những kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo năm 2019

Cụ thể, trong năm 2019, toàn tỉnh đã thực hiện cấp 207.333 thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo,người dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn và người sống vùng KT-XH đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí 141,44tỷ đồng, riêng “Quỹ vì người nghèo” tỉnh đã hỗ trợ gần 3 tỷ đồng. Chương trình tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hộiđang thực  hiện cho vay với doanh số cho vay hộ nghèo trong năm đạt 66,316 tỷ đồng, chủ yếu là hộ nghèo phát sinh trong năm;cho vay hộ cận nghèo đạt 125,314 tỷ đồng; cho vay hộ mới thoát nghèo đạt 157,837 tỷ đồng, chủ yếu là các hộ mới thoát nghèo và cận nghèo nhưng chưa bền vững, doanh số thu nợ đạt 106,530 tỷ đồng.

Đã thực hiện hỗ trợ 153 căn nhà cho hộ nghèo theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg, tổng kinh phí là 4.415 triệu đồng. Nâng tổng số nhà đã thực hiện giai đoạn 2016-2019 là 906 căn/1.463 căn, đạt 61,92% đề án.Bên cạnh đó, trong năm “Quỹ vì người nghèo” tỉnh đã vận động được 21.447 triệu đồng từ các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh đã thực hiện hỗ trợ quà tết cho hộ nghèo với tổng số tiền là 3.461 triệu đồng,xây dựng được 107 nhà đại đoàn kết. 


 Pano tuyền truyền được đặt tại các điểm xã trên địa bàn tỉnh

Mặt khác, Chương trình 30a, Chương trình 135 cũng góp phần quan trọng trong làm thay đổi hệ thống hạ tầng cơ sở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Các ngành, địa phương cũng thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với bảo vệ rừng, phát triển kinh tế hộ dưới tán rừng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tiết kiệm nước, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiếp tục nhân rộng các mô hình là thế mạnh của địa phương như chăn nuôi bò, nuôi dê, heo đen, trồng mì cao sản…từng bước nâng cao nhận thức, tập huấn kỹ năng sản xuất giúp người nghèo thay đổi dần phong tục canh tác lạc hậu.

Công tác tuyên truyền vận động, kiểm tra, giám sát luôn được quan tâm. Trong năm 2019, tổ chức 09 buổi đối thoại chính sách giảm nghèo và truyền thông giảm nghèo cho 1.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đại diện các hội, đoàn thể cấp xã. Thực hiện lắp 65 băng rôn tuyên truyền phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo- không để ai bị bỏ lại phía sau” tại các điểm trung tâm xã trên địa bàn tỉnh. Cấp phát hơn 14.000 tờ rơi tuyên truyền các chính sách giảm nghèo.Tổ chức sản xuất mới 05 Chương trình (15 phút/chương trình) tuyên truyền về công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh phát trên Đài Phát thanh truyền hình.Tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát các huyện, thành phố; 

Theo phân công nhiệm vụ, các Sở, ban ngành cấp tỉnh quản lý các Dự án đều được phân bổ kinh phí kiểm tra giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình. Ban Chỉ đạo tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc họp đình kỳ và đột xuất để nghe và giải quyết các khó khăn vướng mắc của các địa phương, đồng thời kịp thời có những chỉ đạo sát với tình hình thực tế.

Có thể nói sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, phối hợp tích cực của các ngành và việc tổ chức thực hiện đồng bộ hiệu quả các chính sách giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 1,60%, đạt 114% so với chỉ tiêu kế hoạch giao (1,4%).  Cụ thể: Hộ nghèo 11.925 hộ, chiếm tỷ lệ 6,74% so với số hộtoàn tỉnh.Hộ cận nghèo: 14.176 hộ, chiếm tỷ lệ 8,02% so với số hộ toàn tỉnh; có 2.853 hộ thoát nghèo. Hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số là 7.386 hộ, chiếm 61,94% so với hộ nghèo toàn tỉnh. Tỷ lệ giảm hộ nghèo của huyện nghèo Bác Ái theo Nghị quyết 30a là 6,06% đạt 121% chỉ tiêu kế hoạch năm.Đa số các huyện, thành phố đều có tỷ lệ hộ nghèo giảm vượt chỉ tiêu kế hoạch.

Thời gian tới, toàn tỉnh tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Thực hiện có hiệu quả các nguồn lực được phân bổ (vốn đầu tư phát triển, sự nghiệp), quan tâm tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình mới và nhân rộng các mô hình hiệu quả trên địa bàn huyện nghèo, xã 135 và xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển. Huy động các nguồn lực do doanh nghiệp, các tổ chức hỗ trợ để cùng ngân sách nhà nước thực hiện chương trình. Thực hiện đồng bộ và hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo nhằm đảm bảo giảm nghèo bền vững; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1-1,5% và giảm 4% đối với huyện nghèo.Triển khai mô hình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh theo hướng tập trung vào các mô hình có tính mới và khả năng nhân rộng cao trên địa bàn; Lồng ghép các nguồn lực địa phương tham gia vào chương trình; đẩy mạnh công tác thông tin, báo cáo nhằm đánh giá và kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương.

Duyên Hà

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi