-
Thăm lại tổ 6, ấp Trung Bình Nhì (xã Vĩnh Trạch, Thoại Sơn, An Giang), niềm vui giờ đã hiện rõ trên gương mặt của bà con. Nhiều năm trước, đây là ấp có nhiều hộ gia đình nghèo, cận nghèo của địa phương. Những căn nhà Đại đoàn kết khang trang, nhiều mô hình làm ăn hiệu quả đã giúp bà con thoát nghèo, có cuộc sống ổn định.
-
Thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng”, xã Hòa Tịnh (Mang Thít, Vĩnh Long) đã dựa vào sức dân, lắng nghe ý kiến nhân dân để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đưa xã về đích nông thôn mới (NTM) với 11/19 tiêu chí đạt vượt so quy định.
-
Là địa bàn có vùng miền núi và có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tỉnh Thái Nguyên đã đề ra chủ trương đến năm 2025 có 95% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM), ít nhất sáu đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Toàn hệ thống chính trị đã vào cuộc để thực hiện mục tiêu này, trong đó, công tác dân vận đóng vai trò là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân.
-
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Dân vận khéo (DVK) thì việc gì cũng thành công”, những năm qua, phong trào thi đua DVK trên địa bàn huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã được triển khai rộng khắp với nhiều hình thức đa dạng, thiết thực, khơi dậy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
-
Thủ tướng Chính phủ đề nghị cả nước triển khai phong trào mới: Mỗi xã, phường, mỗi thôn bản xây dựng “mô hình giảm nghèo tiêu biểu” phù hợp với địa phương mình với cách làm sáng tạo hơn nữa. Các địa phương khá hơn nhận hỗ trợ các huyện nghèo, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; cấp ủy phân công đảng viên tham gia hỗ trợ người nghèo.
-
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nên rất cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Vì vậy, trong 10 năm qua, các cấp Hội Nông dân đã chủ động triển khai thực hiện nhiều nội dung, đóng góp vào thành công chung của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
-
Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) đã triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “dân vận khéo” (DVK) giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Qua đó, tạo sức lan tỏa, phát huy nội lực trong nhân dân, thực hiện các tiêu chí Nông thôn mới (NTM) ở địa phương.
-
Là một huyện của tỉnh Bình Phước, Đồng Phú luôn xác định “Dân vận khéo” là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong thực hiện xây dựng nông thôn mới, ngay từ khi bắt đầu triển khai chương trình. Hướng đến mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới trong năm 2020, huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo các cấp, ngành lấy công tác dân vận làm nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.
-
Ngày 3/12, tại Yên Bái, Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết xây dựng nông thôn mới (NTM) vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020, định hướng giai đoạn 2021-2025.
-
Xác định công tác giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề, giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, nhất là ở các xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang, ven biển, những năm qua, huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp giảm nghèo. Nhờ vậy, cơ sở hạ tầng ở nông thôn, nhất là các xã nghèo, được đầu tư khang trang; đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng khó không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm đáng kể.
-
Trong 5 năm (2015-2020), công tác giảm nghèo ở Gia Lai đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đến nay, trên địa bàn không còn gia đình chính sách là hộ nghèo. Đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh dự kiến giảm còn 4,5%, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số (DTTS) giảm còn dưới 6,25%.
-
Năm 2020, nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, trọng điểm, Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị việc thực hiện phong trào ‘‘Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đã làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn. Điều kiện sống cả về vật chất và tinh thần của số lượng lớn dân cư nông thôn được nâng cao. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến, công tác tổ chức lại sản xuất, dồn điền đổi thửa, tăng cường hoạt động của các HTX xã nông nghiệp, nhiều hình thức liên kết sản xuất giữa các hộ dân với doanh nghiệp,... được các địa phương quan tâm triển khai thực hiện đã góp phần tăng thu nhập cho người dân nông thôn.
-
Mô hình “Dân vận khéo” gắn với phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh” được huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vận dụng sáng tạo với nhiều mô hình hay, hiệu quả. Minh chứng là đời sống người dân ngày một nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0,51%; 5/5 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.
-
Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 5-9-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nnh Thuận về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2020, thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Ninh Thuận (NHCSXH) đã chủ động tham mưu cho các sở, ban, ngành, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
-
Giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm từ 27,81% xuống còn 9,03%. Đây là kết quả đáng tự hào, thể hiện sự quyết tâm, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh quyết tâm đẩy lùi nghèo đói. Phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đã lan tỏa rộng khắp trong xã hội tạo thêm động lực, nguồn lực giúp các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh vươn lên.