Thứ Năm, 23/1/2025
Phú Thọ: Tổng kết công tác tôn giáo, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2020

Năm 2020, tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo, phối hợp thực hiện chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả. Toàn tỉnh có 2 tôn giáo chính là đạo Công giáo và đạo Phật. Các tín đồ có ý thức chấp hành nghiêm túc các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn, không có vấn đề nổi cộm, gây phức tạp của các hiện tượng tôn giáo mới, các đạo lạ. Toản tỉnh có 623 cơ sở tín ngưỡng, trong đó có 318 cơ sở tín ngưỡng đã được Nhà nước xếp hạng di tích cùng với khoảng 369 lễ hội, trong đó có 233 lễ hội dân gian, 21 lễ hội lịch sử cách mạng... Ban Chỉ đạo công giáo các cấp phát huy tốt vai trò tham mưu, chủ động giúp Thường trực cấp ủy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo  triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lỗi của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo. Đồng bào tôn giáo tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động nhân đạo từ thiện, sống "tốt đời, đẹp đạo", tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh...


 Quang cảnh Hội nghị

Việc triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh tiếp tục được duy trì nền nếp, thực hiện bài bản, có hiệu quả. Phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý điều hành của chính quyền các cấp, lề lối làm việc của cơ quan, đơn vị và ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu được nâng lên, đổi mới theo hướng sát cơ sở, gần dân. MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc tham gia xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh. Dân chủ đại diện được phát huy, dân chủ trực tiếp ở cơ sở được mở rộng, Nhân dân được bàn và quyết định những công việc quan trọng, thiết thực gắn liền với quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân. Nhờ thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, tình hình chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh ổn định, kinh tế được duy trì và có mức tăng trưởng khá; quốc phòng - an ninh được củng cố và giữ vững; đời sống của Nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Hoàng Công Thuỷ ghi nhận và đánh giá cao kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo, đồng chí yêu cầu các thành viên Ban chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh; Các thành viên Ban chỉ đạo tập trung nghiên cứu nội dung văn kiện Đại hội XIII của Đảng, kịp thời tham mưu Tỉnh uỷ quán triệt, triển khai có hiệu quả các nội dung công tác tôn giáo, tín ngưỡng, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm năm 2021. Đồng thời tiếp tục chú trọng công tác vận động, đoàn kết tôn giáo, giải quyết kịp thời đơn thư, khiếu nại lĩnh vực tôn giáo; Tăng cường phối hợp, tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu cho cán bộ làm công tác tôn giáo; phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong vận động các tín đồ, tôn giáo, nhân dân tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, xây dựng, giữ gìn nếp sống văn hoá, văn minh, thực hiện đầy đủ hương ước, quy ước của địa phương; Dự thảo văn bản kiến nghị Trung ương đối với một số nội dung còn vướng mắc…

Đối với công tác thực hiện dân chủ, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ yêu cầu cấp uỷ, chính quyền, Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở các huyện, thành, thị và Đảng uỷ trực thuộc tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ gắn với chủ đề công tác năm 2021 là “Đẩy mạnh thực hiện QCDC ở cơ sở”. Tập trung đẩy mạnh quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ… gắn với quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền với nhân dân, quan tâm giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của nhân dân ngay từ cơ sở; Thực hiện tốt việc nắm bắt tình hình, tư tưởng, dư luận trong nhân dân để phản ánh kịp thời với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết; Duy trì và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện dân chủ các cấp và các Tiểu ban chuyên môn đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; Chú trọng việc xây dựng và thực hiện dân chủ trong các loại hình đảm bảo thực chất, hiệu quả…

(baophutho.vn)

Gửi cho bạn bè

Các tin khác