Thứ Hai, 6/1/2025
  • Nhân rộng mô hình “Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo nói không với tệ nạn xã hội”

    Thành lập từ năm 2017 ở ấp Tây Bình (xã Vĩnh Trạch, Thoại Sơn, An Giang), đến nay mô hình “Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) nói không với tệ nạn xã hội (TNXH)” đã được nhân rộng ra thêm ở 3 ấp: Trung Bình Nhất, Trung Bình Nhì và Vĩnh Trung. TNXH giảm rõ rệt theo hàng năm, đó là kết quả rất đáng ghi nhận mà mô hình này mang lại.

  • Cống hiến hết mình vì sự bình yên nơi biên giới

    Bước dọc theo những dải cát mịn trên bãi biển Trà Cổ (thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh), tôi được Trưởng ban Hành giáo Giáo xứ Trà Cổ Vũ Đình Phúc kể cho nghe chuyện đời, chuyện người, chuyện đồng bào Công giáo cùng “kề vai, sát cánh” với BĐBP bảo vệ đường biên mốc giới, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. “Đối với người dân ở Giáo xứ Trà Cổ thì biển vừa là máu, vừa là nước mắt, nhưng cũng vừa là nguồn sống của chúng tôi. Vì vậy, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, giữ gìn sự bình yên của vùng biển yêu thương là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân chúng tôi” - Ông Vũ Đình Phúc chia sẻ.

  • Ðiểm sáng công tác dân vận vùng dân tộc, tôn giáo

    Dân vận và công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người theo đạo trong giai đoạn hiện nay vẫn đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức. Là một địa bàn có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó có trên 26% là người theo đạo, xã Phìn Hồ (huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) đã áp dụng nhiều giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế và trở thành một điểm sáng trong công tác dân vận ở huyện vùng cao biên giới.

  • Chung tay làm nhiều việc tốt đời, đẹp đạo

    Thực hiện phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, các tôn giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã chung tay cùng các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận thực hiện nhiều mô hình thiết thực trong bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn; tích cực đóng góp chăm lo tốt an sinh xã hội. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các tôn giáo càng thể hiện và phát huy tinh thần đoàn kết “đạo đời hòa hợp”... 

  • Đại lễ Phật đản là lễ hội quốc tế về tôn giáo và văn hóa

    Nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2564, dương lịch 2020, sáng 6/5, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã tới thăm, chúc mừng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tăng, ni, phật tử.

  • TP Đà Nẵng: Các tôn giáo chung tay phòng, chống dịch

    (Danvan.vn) Ở Quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng), các tôn giáo nhiệt tình tham gia phòng, chống Covid-19, vừa tạm dừng các hoạt động tôn giáo, vừa tích cực ủng hộ công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp nhiều khó khăn do Covid-19.

  • Người dân cần cảnh giác với việc truyền đạo trái phép

    Trong lúc cả nước đang chung tay phòng, chống dịch Covid-19 thì một số đối tượng manh động ở vùng sâu tỉnh Gia Lai nghe theo sự xúi giục của những thành phần phản động, lôi kéo người dân theo đạo Hà Mòn. Bằng nhiều cách hoạt động lén lút, tinh vi, chúng muốn thực hiện ý đồ làm cho đời sống của người dân xáo trộn, chống phá các hoạt động của chính quyền.

  • Thư chúc mừng Đại lễ Phật đản năm 2020 - Phật lịch 2564

    (Danvan.vn) Ngày 4/5, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã có Thư chúc mừng nhân dịp Đại lễ Phật đản năm 2020 - Phật lịch 2564.

  • Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chúc mừng đại lễ Phật đản

    Trong không khí tăng ni, tín đồ Phật giáo cả nước đang hân hoan đón mừng lễ Phật đản Phật lịch 2564, dương lịch 2020, sáng 3/5, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã đến thăm và chúc mừng Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tại chùa Minh Đạo, TPHCM.

  • Người Công giáo Lâm Đồng tích cực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

    Trong thời gian qua, đồng bào Công giáo tỉnh Lâm Đồng luôn đồng hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là “Tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu”.

  • Kết quả 02 năm thực hiện Luật tín ngưỡng, tôn giáo tại Cà Mau

    Cà Mau là mảnh đất cuối cùng của cực Nam tổ quốc, là tỉnh tập trung của nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo sinh sống và tu học. Toàn tỉnh hiện có 06 tôn giáo đang hoạt động (Phật giáo, Cao Đài, Công giáo, Tin Lành, Phật giáo Hòa Hảo và Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam), có 138 cơ sở thờ tự và 373.326 tín đồ các tôn giáo, chiếm khoảng 30,7% dân số chung của tỉnh.

  • Phật giáo Hà Tĩnh: đồng hành cùng chính quyền phòng chống dịch Covid 19

    Hà Tĩnh hiện nay có 300 ngôi chùa, trong đó 107 ngôi chùa sinh hoạt Phật giáo, có 44 tăng, ni trụ trì các chùa, 20.000 phật tử đã quy y tam bảo ở 175 xã, phường, thị trấn trong tỉnh; có Ban Trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh, Ban trị sự giáo hội Phật giáo 13/13 huyện, thành, thị xã. Phật giáo Hà Tĩnh luôn đồng hành cùng quê hương, góp phần xây dựng đạo đức, nhân cách, hướng thiện cho tín đồ phật tử.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: 32 tôn giáo chung tay bảo vệ môi trường

    Trong 3 năm 2016 - 2019, các tổ chức thuộc 32 tôn giáo tại TP. Hồ Chí Minh đã chủ động, tích cực triển khai hiệu quả những nội dung, mục tiêu giải pháp trong Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố với các tôn giáo về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 - 2020. 

  • Vị chức sắc tôn giáo nhiệt tình với công tác xã hội

    Sinh ra tại xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, ông Nguyễn Văn Thọ (Giáo sư Thái Thọ Thanh), sinh năm 1934, nhập môn theo đạo Cao Đài từ năm 1964. Gần 60 năm hoạt động tôn giáo, Giáo sư Thái Thọ Thanh luôn là vị chức sắc sống "tốt đời, đẹp đạo".

  • Đồng Nai: Vận động đồng bào tôn giáo tham gia phòng, chống dịch Covid-19

    (Danvan.vn) Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 trên thế giới và tại Việt Nam, đối với tỉnh Đồng Nai là địa bàn tập trung 11 tôn giáo với 2.150.877 tín đồ (chiếm khoảng 70% dân số toàn tỉnh), cũng tiềm ẩn nguy cơ rất lớn phát sinh dịch bệnh trên địa bàn. 

Xem nhiều nhất