Thứ Năm, 23/1/2025
Công tác dân vận góp phần đẩy mạnh thực hiện chính sách an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tuy nhiên, vùng đồng bào DTTS hiện nay vẫn là vùng khó khăn nhất, với 1.553 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), 13.222 thôn ĐBKK, tồn tại “5 nhất” so với cả nước, đó là: vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất; chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất; tỷ lệ người nghèo cao nhất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do trong một thời gian dài hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã hội dành cho vùng DTTS và miền núi chưa thực sự đồng bộ, chưa bảo đảm gắn kết thống nhất. Hầu hết các chính sách đều mang tính chất hỗ trợ, giải quyết tình thế, chưa phải là đầu tư phát triển để khai thác các thế mạnh vùng DTTS, miền núi. Hơn nữa, chưa có chính sách khuyến khích đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững, một số chính sách thiết kế chưa phù hợp với thực tế nên không đạt mục tiêu đề ra…


 Công tác dân vận góp phần đẩy mạnh thực hiện chính sách an sinh xã hội
 vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Với thực trạng vùng DTTS như vậy, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có sự quan tâm đặc biệt bằng những chính sách đặc thù để đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) cho đồng bào được cải thiện, góp phần vào ổn định, phát triển đất nước. Đặc biệt, để đạt được các kết quả trong đảm bảo ASXH vùng đồng bào DTTS, miền núi, công tác dân vận đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị, giúp người dân hiểu được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với người dân và khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo, không trông chờ ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội. Công tác dân vận giúp người dân biết tìm ra những điểm tương đồng, hành động vì cái chung, từ đó tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy tính tích cực chính trị của nhân dân, là yếu tố cơ bản để phát huy nội lực của đất nước. Thực tiễn cho thấy, việc tổ chức thực hiện công tác dân vận gắn với thực hiện các chủ trương, chính sách về dân tộc, bảo đảm ASXH vùng đồng bào DTTS luôn là chủ trương, nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước và các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, cơ sở, qua đó thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội và có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn định chính trị - xã hội, sự phát triển bền vững của đất nước với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.

Chúng ta thấy những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cấp ủy đảng, chính quyền đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, huy động vào cuộc của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân; tập trung cao độ vào công tác chỉ đạo điều hành, triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm đưa các chính sách ASXH vào cuộc sống, kịp thời hỗ trợ người dân gặp khó khăn bảo đảm cuộc sống. Hệ thống Dân vận các cấp đã quán triệt, cụ thể hóa triển khai, thực hiện tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng và thực hiện chính sách an sinh, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị thực hiện công tác dân vận nói chung và trong thực hiện chính sách ASXH nói riêng, nhất là vấn đề chính sách xã hội, đã thu hút được sự quan tâm đông đảo các tổ chức, các lực lượng, tạo sự lan tỏa, đồng thuận của xã hội, của nhân dân và đối tượng chính sách trong việc thực hiện chính sách người có công và chính sách ASXH. Tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và trách nhiệm, tăng cường công tác phối hợp trong hệ thống chính trị về công tác dân vận, góp phần tạo đồng thuận, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tạo sự đồng bộ, hiệu quả hơn trong công tác dân vận. Củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch và vững mạnh.

Kết hợp với công tác dân vận, những năm qua, nhiều chủ trương, chính sách và nguồn lực ưu tiên phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực và bảo đảm ASXH đối với đồng bào DTTS đã được Đảng, Nhà nước ban hành. Theo đó, đã bao quát toàn diện các lĩnh vực ASXH, như: Hỗ trợ việc làm và giảm nghèo; bảo hiểm xã hội; trợ giúp xã hội (TGXH); bảo đảm tiếp cận ở mức tối thiểu các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin), trên cơ sở đó, tạo chuyển biến tích cực đối với đời sống của đồng bào DTTS, đã đạt được các kết quả tích cực. Các chính sách tạo việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo đã hỗ trợ người dân nâng cao cơ hội tìm việc làm, tham gia thị trường lao động, chuyển đổi cơ cấu việc làm theo hướng đa dạng hóa sinh kế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện cuộc sống, góp phần ổn định xã hội. Giai đoạn 2016 - 2018, đã có khoảng 480.000 người DTTS được học nghề, trong đó 130.000 người học trung cấp, cao đẳng; 350.000 người được hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng theo chính sách của Đề án 1956. Đã đưa được 613 thanh niên DTTS đi làm việc ở nước ngoài từ năm 2018 - 2019.

Chương trình tín dụng chính sách dành riêng cho đồng bào DTTS đã được ban hành, giúp đồng bào cải thiện cuộc sống, hội nhập với xu hướng phát triển chung của cả nước; đã đầu tư cho gần 100% hộ tại các xã, thôn, bản ĐBKK, tại vùng sâu, vùng xa. Đến tháng 8/2019, có hơn 1,4 triệu khách hàng là hộ đồng bào DTTS đang thụ hưởng hầu hết các chương trình tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp hơn 2 triệu hộ DTTS thoát nghèo, thu hút và tạo việc làm cho 162 nghìn lao động, 211 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn là con em hộ DTTS được vay vốn học tập; xây dựng 1,3 triệu công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng hơn 215 nghìn căn nhà…

Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần theo từng năm, nếu năm 2016 trên 70% người nghèo là người DTTS, thì đến năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo DTTS ở mức 52,7% số hộ nghèo của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, nhất là hộ DTTS giảm nhanh theo từng giai đoạn (giảm trung bình khoảng 3,5%/năm). Các chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đã tạo sự chuyển biến rõ nét về kết cấu hạ tầng, khoảng 25.000 công trình hạ tầng được xây dựng trên địa bàn các xã, thôn, bản ĐBKK vùng DTTS, miền núi. 100% xã có trường tiểu học, trung học cơ sở, trung tâm cụm xã, các huyện đều có trường trung học phổ thông. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS của các trường phổ thông dân tộc nội trú hằng năm trên 97%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 90%. Tỷ lệ học sinh bán trú cấp tiểu học hoàn thành cấp học đạt 98,9%, học sinh bán trú cấp THCS hoàn thành cấp học đạt 92%. Mạng lưới cơ sở y tế ngày càng phát triển, chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng tăng. Tỷ lệ người DTTS có thẻ BHYT trong những năm qua liên tục gia tăng, đến nay gần như 100% người nghèo, người DTTS đã được cấp thẻ BHYT…

Với tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045 thể hiện niềm tin và khát vọng của toàn Đảng, toàn dân, văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã bổ sung nhiều nội dung mới về công tác dân vận, đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận trong giai đoạn mới, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 23-QĐ/TW, ngày 30/7/2021 về Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị. Quy chế quy định rõ trách nhiệm, cơ chế, phương thức công tác dân vận của tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị phù hợp chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.

Thời gian tới, để tiếp tục tăng cường, đổi mới công tác dân vận, công tác dân tộc, gắn với đẩy mạnh thực hiện chính sách ASXH vùng đồng bào DTTS đúng với tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng, theo chúng tôi cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Thứ nhất, tăng cường quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác dân vận, dân tộc và bảo đảm ASXH vùng đồng bào DTTS. Trên cơ sở đó đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện công tác dân vận của hệ thống chính trị nhằm khơi dậy tinh thần và ý chí tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo, cùng chung tay phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Thứ hai, để tiếp tục thực hiện tốt chính sách ASXH đối với vùng DTTS, cần tăng cường công tác dân vận của các cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao đạo đức công vụ, phát huy vai trò tham gia của nhân dân trong xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân, giữa các vùng, miền, quan tâm đến các đối tượng yếu thế trong xã hội.

Thứ ba, đặt ra mục tiêu, kế hoạch công tác dân vận cụ thể, thiết thực, sát với chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền, địa phương, cơ quan, đơn vị. Tập trung đi sâu vào phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh, giải quyết những vấn đề thiết thực của đời sống nhân dân...

Thứ tư, đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân nhằm “phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững”.

Thứ năm, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống bảo đảm ASXH một cách toàn diện, phù hợp, đơn giản, dễ thực hiện và dễ quản lý, trong đó chú trọng các chương trình về việc làm, giảm nghèo, bảo trợ xã hội và cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản cho đồng bào DTTS. Gắn kết hệ thống các chính sách, chương trình ASXH thành một thể thống nhất, minh bạch, tránh chồng chéo, phân tán, kém hiệu quả khi thực hiện.

Thứ sáu, bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách ASXH phù hợp, tránh dàn trải. Các chính sách cần bảo đảm tính liên kết, liên thông tốt, như chính sách tín dụng gắn với tạo việc làm, dạy nghề gắn với nhu cầu việc làm… Tăng cường thực hiện cơ chế xã hội hóa và sự đóng góp nguồn lực của các tổ chức, doanh nghiệp, qua đó huy động cao nhất các nguồn lực cho giảm nghèo, ASXH tại vùng đồng bào DTTS./.

Nguyễn Thị Ngọc Anh, Chuyên viên cao cấp, Vụ Chính sách Dân tộc, Ủy ban Dân tộc

Gửi cho bạn bè