Thứ Sáu, 19/4/2024
  • Tấm gương “dân vận khéo”

    Đến thôn Quán, xã Thượng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ hôm nay dễ dàng nhận thấy bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Để đạt được kết quả đó không thể không nhắc đến vai trò, những đóng góp của ông Triệu Văn Tiên- người luôn chiếm trọn niềm tin và được nhân dân tín nhiệm bầu là người có uy tín của thôn.

  • Vĩnh Long: "Dân vận khéo" khơi dậy sức dân, tạo đồng thuận xã hội

    (Danvan.vn) Năm 2021, phong trào thi đua “Dân vận khéo” của hệ thống chính trị tỉnh Vĩnh Long tiếp tục được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện và xác định đây là một trong những nhiệm vụ thường xuyên với 52.781 tập thể, cá nhân đăng ký mô hình, điển hình “Dân vận khéo” (trong đó có 3.270 tập thể và 49.511 cá nhân) và đã biểu dương, khen thưởng 507 tập thể và 1.151 cá nhân điển hình tiêu biểu trên các lĩnh vực đời sống xã hội của tỉnh.

  • Quảng Nam: “Dân vận khéo” tạo đồng thuận của nhân dân trong công tác giải phóng mặt bằng

    (Danvan.vn) Từ một tỉnh thuần nông, một trong hai địa phương nghèo nhất cả nước, hạ tầng cơ sở rất khó khăn, đến nay, sau 25 năm tái lập tỉnh, Quảng Nam từng bước vượt qua các khó khăn, thách thức vươn lên trở thành tỉnh phát triển khá của miền Trung và tự hào nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có đóng góp ngân sách cho Trung ương. An ninh - quốc phòng được đảm bảo; văn hóa - xã hội, đối ngoại được tăng cường, mở rộng; đầu tư phát triển, kết cấu hạ tầng từng bước được đồng bộ; các dự án đầu tư vào Quảng Nam từng bước gặt hái thành công, đã và đang góp phần tích cực làm chuyển biến cục diện kinh tế của tỉnh, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. 

  • Những mô hình ''Dân vận khéo'' trong phát triển kinh tế tập thể ở Lâm Đồng

    Những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” được cấp ủy và hệ thống dân vận các cấp trong toàn tỉnh Lâm Đồng chú trọng triển khai sâu rộng trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Đặc biệt, trên lĩnh vực kinh tế, nhiều mô hình đã phát huy hiệu quả tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

  • Nữ tuyên truyền viên tích cực ở vùng biên Hoàng Su Phì

    Ở miền di sản ruộng bậc thang thuộc tỉnh Hà Giang, người ta thường nhắc đến chị Vương Thị Thảo, cán bộ Trung tâm Văn hóa huyện Hoàng Su Phì như một tấm gương đáng quý về nỗ lực học tập và khát vọng mang lại cuộc sống ấm no, yên bình cho chị em phụ nữ các dân tộc nơi đây. Chị cũng là một tuyên truyền viên tích cực trong việc đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào, vận động người dân tuân thủ các quy định của pháp luật, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì.

  • Lực lượng vũ trang Hà Tĩnh xây dựng nhiều mô hình “Dân vận khéo”

    Xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình “Dân vận khéo”, “Đơn vị dân vận tốt”, LLVT Hà Tĩnh đã góp phần nâng cao chất lượng công tác dân vận, xây dựng thế trận lòng dân, tăng cường mối quan hệ đoàn kết quân - dân ngày càng vững chắc.

  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Dân vận khéo hướng về cơ sở

    Quán triệt, nhận thức sâu sắc quan điểm: “Lấy dân làm gốc”, “Mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ lợi ích chính đáng của nhân dân”, phong trào “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã lan tỏa khắp nơi với nhiều cách làm linh hoạt, hướng về cơ sở, tất cả vì dân.

  • Bình Định: “Dân vận khéo” trong giải quyết khiếu nại, tố cáo

    Giải quyết khiếu nại, tố cáo, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp luôn được coi là lĩnh vực có nhiều khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, nhờ thực hiện tốt công tác dân vận, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Định thường xuyên tổ chức gặp gỡ, đối thoại với nhân dân, qua đó kịp thời giải quyết khiếu nại, khiếu kiện, không để xảy ra các “điểm nóng” tại địa phương.

  • Nhiều mô hình dân vận khéo góp phần tích cực trong đấu tranh, phòng chống tội phạm ở Cần Thơ

    Xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” là một trong những hoạt động chủ lực của Công an TP. Cần Thơ, mang lại hiệu quả thiết thực. Qua công tác tuyên truyền, vận động và thực hiện nhiều mô hình dân vận khéo ý nghĩa, người dân đã sát cánh cùng lực lượng công an, chính quyền địa phương trong đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự (ANTT).

  • Cựu chiến binh với công tác dân vận vùng sâu

    Phát huy bản chất “Bộ đội Cụ Hồ” khi về với đời thường, ông Nguyễn Văn Lèo (thôn BobLa - xã Phi Liêng - huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng) đã mạnh dạn phát triển kinh tế gia đình và thường xuyên tuyên truyền, vận động, giúp đỡ hội viên cựu chiến binh cũng như người dân nơi đây chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập. Từ đó, tạo nguồn lực đóng góp cho chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

  • "Dân vận khéo" trong phòng, chống Covid-19 ở Đồng Văn

    Sinh thời Bác Hồ từng nhấn mạnh: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho”. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã và đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Trong đó, đặc biệt chú trọng tới công tác “Dân vận khéo”, kết hợp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân phòng, chống dịch hiệu quả.

  • Quảng Ninh: Đổi mới, linh hoạt các mô hình dân vận khéo

    Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh Quảng Ninh luôn linh hoạt, đổi mới các mô hình dân vận khéo trên tất cả các lĩnh vực. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kép năm 2021, vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển KT-XH trong trạng thái bình thường mới.

  • TP. Hà Nội: “Dân vận khéo” trong huy động nguồn lực chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/ dioxin

    (Danvan.vn) Năm 2021, Ban Chấp hành Hội Nạn nhân chất độc (NNCĐ) da cam/dioxin TP. Hà Nội tập trung chỉ đạo, định hướng các tổ chức hội thành viên cấp quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện công tác hội, tập trung vào thực hiện hai nhiệm vụ chính trị trọng tâm được cấp ủy, chính quyền địa phương giao đó là, chăm sóc giúp đỡ nạn nhân và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của nạn nhân.

  • Lan tỏa các mô hình dân vận khéo trong phát triển kinh tế ở Thái Bình

    Phong trào thi đua “Dân vận khéo” được cấp ủy các cấp trên địa bàn tỉnh Thái Bình triển khai rộng khắp với nhiều hình thức. Trên lĩnh vực phát triển kinh tế, nhiều mô hình đã phát huy hiệu quả tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

  • Hải Hà: Hiệu quả từ phong trào thi đua "Dân vận khéo"

    Tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, phong trào thi đua “Dân vận khéo” được tổ chức trên đồng thời tất cả các lĩnh lực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, với nhiều mô hình, sáng kiến của tập thể, cá nhân đã được ghi nhận, đánh giá cao. Đây cũng là giải pháp quan trọng để góp phần củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, tăng cường khối đoàn kết toàn dân để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của huyện trong tình hình mới.

Xem nhiều nhất