-
Tinh giản bộ máy, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức các bộ ngành và địa phương đang là vấn đề nóng bỏng hiện nay. Lý do thì nhiều, nhưng có lẽ quan trọng nhất, đó là chúng ta đã và đang sở hữu một bộ máy quá cồng kềnh trong khi hoạt động hiệu quả thấp. Thậm chí nhiều chỗ, nhiều nơi còn trì trệ mà một trong những nguyên nhân chính sinh ra từ sự cồng kềnh này.
-
Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII vừa ban hành đã khẳng định việc gọn nhẹ bộ máy, tinh giản đội ngũ công chức là việc rất cấp thiết, không thể chần chừ. Và tại diễn đàn Quốc hội mấy ngày qua, vấn đề này lại được xới xáo trở lại và trở thành vấn đề “nóng” hơn bao giờ hết.
-
Sau hội chứng “đúng quy trình”, lại nảy ra thứ hội chứng mới: “Không biết”.
-
Đối với Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười mãi là niềm tự hào. Mỗi lần kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười là một dịp để Đảng ta suy nghĩ sâu sắc hơn về những bài học lớn có tính chất phổ biến của Cách mạng Tháng Mười, cổ vũ phong trào quần chúng cách mạng, củng cố niềm tin vào Chủ nghĩa Mác - Lênin và thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
-
Thời gian gần đây, lợi dụng việc một vài cá nhân tự nguyện viết đơn xin ra khỏi Đảng, các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị lại được dịp “đục nước béo cò”, thông qua một số trang điện tử và mạng xã hội để xuyên tạc bản chất và truyền thống cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với những giọng điệu hết sức hằn học theo kiểu “bới lông tìm vết”, các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị ra sức cổ súy, cho rằng việc xin ra khỏi Đảng của một vài cá nhân là “hết sức đúng đắn”, “là sự tỉnh táo”, “là những người có danh dự”…
-
"Chống lưng", “sân sau”, “nhóm lợi ích”, "luật ngầm" là những thuật ngữ xuất hiện khá nhiều trên báo chí những năm gần đây. Nó dùng để chỉ sự móc ngoặc giữa một số quan chức nhà nước với các doanh nghiệp để giành những dự án kinh tế, gói thầu,...Những hoạt động này ngày càng diễn ra theo chiều hướng phức tạp và tinh vi hơn.
-
Công tác phòng, chống tham nhũng đã và đang được thực hiện quyết liệt, không có vùng cấm. Tuy nhiên, để ngăn chặn tham nhũng ngay còn trong trứng nước thì cần có thêm cơ chế kiểm soát công bằng thu nhập của cán bộ, công chức theo hướng công khai, minh bạch đối với tất cả cán bộ thuộc đối tượng phải kê khai.
-
Kêu gọi, kích động người dân đẩy mạnh trào lưu “tự xử”, làm thay cơ quan công quyền khi bức xúc trước những hành vi vi phạm pháp luật; xui dại và tung hô giới trẻ lên mạng xã hội chửi bới chính quyền, chế độ để thể hiện mình mà “không bị đi tù đâu, vì đi tù không dễ”; triệt để lợi dụng những người dân bức xúc, khiếu kiện lấn sâu thêm vào việc chống phá chính quyền, chế độ để "đổi màu" thái độ chính trị của họ… Thời gian qua đã có rất nhiều chiêu bài hiểm độc của các thế lực thù địch thông qua việc kích động người dân vi phạm pháp luật…
-
Khổ nỗi, từ “chống” trong tiếng Việt có thể hiểu là “chống lại”, “không cho phép” nhưng cũng có nghĩa là… chống đỡ, chống cho khỏi đổ! Thế mới có chuyện hiểu đa nghĩa, người này thì hiểu chống tham nhũng là “chống lại”, người khác thì lại hiểu là… chống lưng cho tham nhũng!
-
Có lẽ, chưa có thời kỳ nào, thói bao biện, ngụy biện trước những chuyện làm sai, làm chưa tốt ở nhiều bộ, ngành, địa phương, nhiều cán bộ, công chức lại diễn ra thường xuyên và nhiều lúc, ở mức độ trơ lỳ.
-
Một trong những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, được Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ” chỉ ra là: “Có tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan. Lợi dụng vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa dân tộc và tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với Đảng và Nhà nước”.
-
Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 89 - QĐ/TW và Quy định số 90 -QĐ/TW. Đây là lần đầu tiên, Bộ Chính trị có những quy định hết sức cụ thể về tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ đối với lãnh đạo quản lý các cấp và cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý
-
Nghe, đọc và cũng nhiều lần chứng kiến hình ảnh cán bộ, công chức nhà nước hành dân là chính, những tưởng theo thời gian sự tiến bộ văn minh của xã hội phát triển đổi mới mọi việc sẽ dần tốt đẹp khởi sắc hơn. Nhưng thật đáng tiếc , thực tế đã không hẳn như vậy. Chỉ xin được nêu hai ví dụ làm dậy sóng phê phán của dư luận xã hội trên báo chí chính thống cũng như mạng xã hội vừa qua.
-
Gần đây, trên một số trang báo cũng như mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin về việc cán bộ hách dịch, gây khó dễ với người dân, hoặc có những thái độ, cử chỉ không đúng mực, gây nhiều bức xúc trong dư luận, tạo hình ảnh xấu về người cán bộ, công chức. Nhiều cán bộ, công chức bị kỷ luật, khiển trách là bài học đáng suy ngẫm.
-
Tại Nghị quyết số 04-NQ/TW về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ”, sau khi phân tích, đánh giá đúng những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng định: “Đó là kết quả sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự hy sinh quên mình và đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ, đảng viên.