Thứ Năm, 19/9/2024
Hậu Giang thực hiện lộ trình chuyển đổi số trong nông nghiệp, tài nguyên và môi trường

 Quang cảnh cuộc họp

Chuyển đổi số giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Theo đó, VNPT Hậu Giang đề xuất lộ trình triển khai hệ thống thông tin đất đai giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang gồm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 (quý IV/2022) số hóa quy trình các thủ tục hành chính đất đai, liên thông với cổng dịch vụ công, hỗ trợ thanh toán trực tuyến, liên thông thuế; giai đoạn 2 (năm 2023) xây dựng và tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai cho 2 đơn vị cấp huyện; giai đoạn 3 (năm 2024-2025) hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên toàn tỉnh…

Về lộ trình triển khai hệ thống thông tin nông nghiệp giai đoạn 2022-2025, gồm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 (quý IV/2022) triển khai cơ sở dữ liệu ngành trồng trọt và chăn nuôi, sẵn sàng kết nối với cơ sở dữ liệu ngành của Bộ; giai đoạn 2 (năm 2023) triển khai cơ sở dữ liệu thủy sản và lâm nghiệp, triển khai bản đồ số (GIS) cho một số ngành nông nghiệp: giai đoạn 3 (năm 2024-2025) triển khai cơ sở dữ liệu các ngành còn lại, hoàn thiện bản đồ số ngành nông nghiệp, triển khai cấp và quản lý mã số vùng trồng, xây dựng trung tâm giám sát điều hành thông minh (IOC)…

Đối với lộ trình triển khai hệ thống thông tin đất đai giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường sớm có tờ trình chính thức, trình Thường trực UBND tỉnh, sau đó cho ngành tài nguyên và môi trường triển khai thí nghiệm hệ thống thông tin đất đai, tập trung cho năm 2022. Từ đề xuất của VNPT, Sở Tài nguyên và Môi trường xác định những nội dung công việc cụ thể, chi phí phát sinh, thuê mướn nhân lực hỗ trợ...  

Đối với lộ trình triển khai hệ thống thông tin nông nghiệp, trên cơ sở đề xuất của VNPT, sẽ triển khai đồng bộ việc thiết lập cơ sở dữ liệu của tất cả các lĩnh vực nông nghiệp thay vì lựa chọn từng lĩnh vực ưu tiên như dự kiến trước đó. Sẽ chọn nhập dữ liệu bằng báo cáo thứ cấp từ báo cáo tỉnh, huyện, xã. Trong việc sử dụng các phần mềm phải tích hợp được các tính năng dự báo, cảnh báo, khuyến cáo… để thuận lợi trong quá trình sử dụng. Từ các phần mềm quản lý riêng của các bộ, ngành, Trung ương đã được hướng dẫn tập huấn, sử dụng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, cung cấp cho đơn vị tư vấn để liên thông lại. Ngành chủ động xây dựng app nông nghiệp riêng để tích hợp vào app Hậu Giang, lĩnh vực nào ít dữ liệu sẽ nhập thông tin trước để có những sản phẩm đầu tiên…

PV

Gửi cho bạn bè

Các tin khác

Xem nhiều nhất