Thứ Sáu, 3/5/2024
Triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Đờn ca tài tử của huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

 

Kế hoạch được chia thành 2 giai đoạn: 

Giai đoạn 1 (năm 2023 - 2026): phấn đấu 40% các tác phẩm văn học dân gian, tác phẩm có nguy cơ mai một được xây dựng cơ sở dữ liệu số, bảo tồn, tư liệu hóa. công chức 50% công chức, viên chức văn hóa, nghệ nhân, tác giả dân gian, người có uy tín… được tập huấn, bồi dưỡng về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian các dân tộc thiểu số. 40% trường phổ thông dân tộc nội trú và các cấp trường tại địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số đưa thể loại văn học dân gian vào hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, tổ chức ngày hội, giao lưu, liên hoan cho học sinh. Xây dựng 03 câu lạc bộ sinh hoạt, đội văn nghệ dân gian tại thành phố Vị Thanh, huyện Châu Thành A, huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ  và 01 câu lạc bộ tại các Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Him Lam và Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hậu Giang.

Giai đoạn 2 (năm 2027 - 2030):  phấn đấu 80% các tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số, các tác phẩm có nguy cơ mai một được xây dựng cơ sở dữ liệu số, tư liệu hóa, áp dụng các biện pháp bảo tồn. 80% công chức, viên chức văn hóa, nghệ nhân, tác giả dân gian, người có uy tín... được tập huấn, bồi dưỡng về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian các dân tộc thiểu số. 80% trường dân tộc nội trú và các cấp trường tại địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số đưa thể loại văn học dân gian vào hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, tổ chức ngày hội, giao lưu cho học sinh. Xây dựng 05 câu lạc bộ, đội văn nghệ dân gian tại thành phố Vị Thanh, huyện Châu Thành A, huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ. Tổ chức Liên hoan văn nghệ quần chúng của đồng bào dân tộc thiểu số. 

Kế hoạch đề ra 7 nhiệm vụ, giải pháp để triển khai, thực hiện Đề án là: (1) Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách cho các tác giả, nhà nghiên cứu, nghệ nhân, người tổ chức thực hành, trao truyền để bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số. (2) Tổ chức xây dựng chương trình truyền dạy, bồi dưỡng, tập huấn về văn học dân gian của các dân tộc thiểu số. (3) Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian các dân tộc thiểu số trong các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hóa, liên hoan văn nghệ quần chúng và các không gian diễn xướng, thực hành phù hợp. (4) Lựa chọn các tác phẩm văn học dân gian tiêu biểu của các dân tộc thiểu số đưa vào hoạt động giảng dạy và giáo dục ngoại khóa tại trường học (5) Tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu các tác phẩm văn học dân gian (6) Ứng dụng khoa học, công nghệ, trọng tâm là công nghệ số trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số. (7) Tổ chức sơ kết theo giai đoạn và tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

BQ


Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác