1. Những cơ hội
Yêu cầu cán bộ dân vận phải gặp gỡ, tiếp xúc với mọi người. Ví dụ:
- Đi thăm hỏi, chúc mừng, tặng hoa, tặng quà…;
- Dự mít tinh, lễ hội;
- Đi cơ sở, tiếp dân;
- Họp hành, nói chuyện, trao đổi;
- Viết thư, gọi điện hỏi thăm về công việc;
v.v..
2. Đặc điểm của những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc
- Cán bộ dân vận đến, được mọi người lắng nghe, quan sát mọi cử chỉ và nhận xét về cán bộ ấy.
-
Tiếng nói, thái độ của cán bộ dân vận là biểu hiện quan điểm của một
cơ quan hay tổ chức, định hướng cho mọi người suy nghĩ.
- Tác động và ảnh hưởng của cuộc giao tiếp dễ được bình luận, nhận xét và lan toả ra; dễ được nhắc đi, nhắc lại.
3. Một số động tác cụ thể trong gặp gỡ, tiếp xúc
a) Chào
Trong nhiều trường hợp phải có cách chào khác nhau cho phù hợp với đối tượng tiếp xúc. Ví dụ:
- Chắp tay chào;
- Đúng cúi đầu chào;
- Giơ tay chào;
- Dùng lời chào. Ví dụ:
+ Chào các cụ, các cô bác!
+ Chào các anh, các chị, các bạn!
+ Chào các em!
b) Bắt tay
Đây
là cách tỏ thái độ thân thiết, bình đẳng trong khi giao tiếp. Do vậy,
có thể có những trường hợp vui vẻ chủ động bắt tay, khi mình là dại
diện của tổ chức đến với cán bộ cơ sở, đoàn viên, hội viên. Ví dụ:
- Bắt tay bạn bè, đồng nghiệp;
- Bắt tay cán bộ, đoàn viên, hội viên;
- Bắt tay đón và tiễn khách từ đơn vị khác tới;
v.v..
Có trường hợp không nhất thiết phải bắt tay mà chỉ cần dùng lời chào trân trọng. Ví dụ:
- Với người khác giới;
- Với nhà tu hành;
- Với người rất cao tuổi, bậc lão thành.
Với
nhà lãnh đạo cấp cao, không (nhất thiết mình) chủ động bắt tay, chỉ
bắt tay khi lãnh đạo chủ động, đồng thời (nhưng) phải bày tỏ thái độ
nghiêm túc, kính trọng.
c) Động tác làm quen ban đầu
Lời
chào, lời thăm hỏi ban đầu của các cuộc tiếp xúc dễ phá đi không khí e
ngại, trầm lắng, lạnh nhạt. Thái độ cởi mở, niềm nở, chân tình thường
để lại dấu ấn tốt đẹp và tạo được không khí thân thiện, gây được
thiện cảm, thuận lợi cho công việc tiếp theo.
Rất
cần dành sự suy nghĩ, chuẩn bị cho "phút làm quen ban đầu” khi mở đầu
cuộc gặp gỡ, tiếp xúc. Dự tính cho việc gặp gỡ, chào hỏi nếu gặp các
tình huống như:
- Gặp người lạ, lần đầu tiếp xúc;
- Thăm một người có uy tín lớn;
- Đến thăm từng gia đình;
- Vào phòng họp đã đông người chờ;
- Gặp đám đông người tới khiếu kiện;
- Gặp người dân tộc hoặc người nước ngoài mà mình không biết tiếng;
v.v..
Gặp
gỡ, tiếp xúc, chào hỏi, làm quen là hành vi giao tiếp diễn ra thường
xuyên với muôn hình, muôn vẻ ở người cán bộ dân vận. Nó phải được ứng
xử phù hợp tùy lúc, tùy nơi, tùy đối tượng gặp gỡ. Điều quan trọng là
bằng mắt, bằng tai, bằng cảm nhận, người cán bộ dân vận có tạo được sự
cảm thông, đồng điệu và cùng có "tần số” hoà nhập hay không. Dân gian
có câu: “Trăm quan mua lấy nụ cười", "Bạc vàng dễ kiếm, lời tốt khó
tìm".
4. Một số điều cần lưu ý
Khi gặp gỡ, tiếp xúc, chào hỏi, làm quen, người cán bộ dân vận cần lưu ý:
- Chân tình, chủ động, tự tin khi chào hỏi;
- Lời chào đi trước; lời chào cao hơn mâm cỗ;
- Không suồng sã, chớ lạnh nhạt;
- Bình tĩnh, kiềm chế khi nghe những lời gay gắt;
- Trong lời nói gay gắt, khó nghe nhiều khi lại tìm thấy sự thẳng thắn, chân thành;
(-Trong lời ngọt ngào dễ ngấm cay đắng;)
- Mời nước, thăm hỏi, làm dịu nỗi bực dọc;
- Nghe cho thủng, hiểu cho tường;
- Một điều nhịn, chín điều lành;
- Bắt đầu công việc khi có sự cảm thông, vui vẻ.