Thứ Sáu, 19/4/2024
Nghiệp vụ công tác của cán bộ dân vận: Thông tin, báo cáo công tác dân vận (P.2)

4. Đề cương cụ thể báo cáo tổng kết công tác dân vận hằng năm

Dưới đây là gợi ý đề cương báo cáo về công tác dân vận cấp tỉnh (thành phố), huyện (quận).

PHẦN THỨ NHẤT: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC DÂN VẬN NĂM ĐÃ QUA

I. Khái quát tình hình (kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng)

Tình hình kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng (rất khái quát).

Tình hình các tầng lớp nhân dân (tâm trạng các tầng lớp nhân dân, nguyện vọng và nhu cầu bức xúc của các (một số) đối tượng quần chúng).

II. Công tác dân vận của hệ thống chính trị

1. Công tác dân vận của các cấp ủy đảng

2. Công tác dân vận của các ngành, các cấp chính quyền

3. Hoạt động của Mặt trận, đoàn thể và các hội quần chúng.

4. Công tác dân tộc, tôn giáo và một số đối tượng khác (dân tộc).

III. Hoạt động của Ban Dân vận cấp ủy

IV. Những kiến nghị, đề xuất về công tác dân vận

Đánh giá chung về công tác dân vận qua một năm; tồn tại, hạn chế, kinh nghiệm, đề xuất.

PHẦN THỨ HAI: PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM TỚI

I. Định hướng chung, công tác trọng tâm của cấp ủy đảng

II. Nhiệm vụ (chương trình) công tác dân vận năm tới

Căn cứ vào sự chỉ đạo của cấp ủy địa phương và hướng dẫn của Ban Dân vận cấp trên, nhiệm vụ (chương trình) công tác dân vận cần thể hiện tập trung, rõ việc, có thời điểm triển khai, yêu cầu và các giải pháp thực hiện, để làm tốt việc tham mưu cho chỉ đạo của cấp ủy về công tác dân vận gắn chặt với các chủ trương được tiến hành ở địa phương, cơ sở. Kèm theo báo cáo có phụ lục số liệu thống kê phản ánh các mặt hoạt động được nêu trong báo cáo tổng kết.

5. Một số mẫu báo cáo nhanh, đột xuất

Khi địa phương, cơ sở có vụ việc phức tạp nảy sinh hay thiên tai, bão lũ, Ban Dân vận cần kịp thời bám sát nắm tình hình, tham mưu cho cấp ủy và báo cáo Ban Dân vận cấp trên, theo một số nội dung cụ thể sau:

a) Báo cáo nhanh về vụ việc nảy sinh tại địa phương (báo cáo ngay sau khi sự việc xảy ra)

- Tên vụ việc

- Địa điểm xảy ra

- Nội dung (nêu gọn, rõ, nhưng đầy đủ thông tin cần thiết)

- Quy mô, mức độ

- Số người tham gia

- Gây ra vấn đề gì hay thiệt hại gì? (mất trật tự xã hội, chết người hay bị thương, thiệt hại về tài sản…)

- Nguyên nhân xảy ra

- Cấp ủy, chính quyền đã có chủ trương gì và đã chỉ đạo xử lý ra sao?

- Dân vận, Mặt trận, đoàn thể đã tham gia thế nào?

- Kết quả đã giải quyết đến đâu?

- Dự báo chiều hướng tới

- Dư luận, tâm trạng, thái độ, nguyện vọng của nhân dân địa phương

- Những kiến nghị, đề xuất.

b) Báo cáo nhanh về tình hình thiên tai tại địa phương (báo cáo ngay sau khi sự việc xảy ra)

- Tên cụ thể của thiên tai (bão, lũ, sạt lở,…)

- Địa điểm xảy ra

- Quy mô, phạm vi

- Số người thiệt hại

- Tài sản thiệt hại

- Cấp ủy, chính quyền đã có chủ trương gì để chỉ đạo và giải quyết?

- Dân vận, Mặt trận, đoàn thể đã tham gia phòng chống và khắc phục hậu quả thế nào?

- Kết quả đã khắc phục đến đâu?

- Tâm tư, nguyện vọng của nhân dân địa phương

- Những kiến nghị đề xuất.

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Xem nhiều nhất