Thứ Sáu, 19/4/2024

Kết quả và kinh nghiệm trong thực hiện chương trình phối hợp công tác giữa Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam với Ban Dân vận Trung ương

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của Đảng trong tình hình mới, ngày 11/11/2016, Ban Dân vận Trung ương và Tổng cục Chính trị đã ký kết Chương trình số 2075-Ctr/BDVTW-TCCT về “Phối hợp công tác dân vận giữa Ban Dân vận Trung ương với Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021” (chương trình phối hợp). Sau hơn một năm tổ chức thực hiện đã thu được nhiều kết quả tích cực, góp phần thực hiện tốt công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới, tạo sự đồng thuận trong xã hội, xây dựng củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường quan hệ đoàn kết gắn bó máu thịt quân dân. Những kết quả nổi bật là:

Tổng cục Chính trị đã tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận; tích cực triển khai thực hiện đồng bộ chương trình phối hợp

Tổng cục Chính trị đã chủ  động, tích cực chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn quân phối hợp với Ban Dân vận cấp ủy cùng cấp, tham mưu cho lãnh đạo, chỉ huy đơn vị và cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của BCH Trung ương Đảng khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Nghị quyết số 49-NQ/QUTW ngày 26/10/2015 của Quân ủy Trung ương về “Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Quân đội trong tình hình mới”. Ban hành nhiều văn bản hướng dẫn công tác dân vận như: xây dựng 3 đề án thực hiện Chiến lược công tác dân tộc của Chính phủ đến năm 2020; chỉ đạo thực hiện Kế hoạch “Ngày vì người nghèo” trong Quân đội năm 2017; tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo trong Quân đội; sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 572-CT/QUTW về Quân đội thực hiện công tác dân tộc; chỉ đạo xây dựng Đề án “Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017 - 2020”; xây dựng các phương án tuyên truyền đặc biệt trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo.

Tổng cục Chính trị đã cụ thể hóa chương trình phối hợp trong kế hoạch công tác năm 2017; chỉ đạo toàn quân triển khai thực hiện đạt được kết quả tích cực trên nhiều mặt.

Phối hợp chặt chẽ với Ban Dân vận Trung ương, Tổng cục Chính trị thường xuyên nắm tình hình, trao đổi thông tin, thống nhất nội dung, hình thức công tác dân vận để triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp. Các cơ quan, đơn vị quân đội phối hợp với các ban ngành tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp xây dựng kế hoạch công tác dân vận năm 2017 phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ của từng địa phương, đơn vị. Tích cực tham gia các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội, chính sách hậu phương - quân đội, giúp đỡ Nhân dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nhất là trên các địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, nơi khó khăn phức tạp.

Tổng cục Chính trị đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn quân chủ động, hăng hái tham gia các phong trào thi đua “Dân vận khéo”, “Xây dựng đơn vị dân vận tốt”, phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; các cuộc vận động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Ngày vì người nghèo”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và các chương trình “Xóa đói giảm nghèo”... Nhiều mô hình điểm của công tác dân vận được tổng kết, rút kinh nghiệm, phổ biến, nhân rộng trong toàn quốc, đem lại những kết quả tích cực, được cấp ủy, chính quyền các địa phương và Nhân dân đánh giá cao. Các đơn vị tích cực tham gia chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội, chính sách hậu phương - quân đội, phối hợp với địa phương giúp đỡ Nhân dân phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, nhất là trên các địa bàn trọng điểm. Nhiều mô hình tiêu biểu, hiệu quả như: “Gắn kết giữa các thôn, làng”, “Gắn kết giữa các hộ gia đình”, phối hợp trồng rừng và chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng cho Nhân dân; thu hút lực lượng trí thức trẻ tình nguyện làm công tác dân vận, xây dựng thôn bản, buôn làng kiểu mẫu gắn với phong trào “Tuổi trẻ giữ nước”, “Đường biên thanh niên làm chủ”, “Phụ nữ với sự phát triển bình yên tuyến biển”, “Nông dân với Trường Sa”, “Xây dựng địa bàn biên giới an toàn, hữu nghị”… góp phần tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ các đơn vị quân đội có hiệu quả như: Phong trào “Vì biên giới, biển, đảo”, tham gia ủng hộ quỹ Vì Trường Sa và biển đảo thân yêu, đưa trí thức trẻ tình nguyện về các đoàn kinh tế - quốc phòng, thông qua đó động viên, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các đơn vị quân đội tích cực tham gia củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở; tham gia bồi dưỡng, phát triển đoàn viên, hội viên mới, nhất là các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, biển đảo.

Tổng cục Chính trị đã chỉ đạo các quân khu, Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hướng dẫn các đơn vị và cơ quan quân sự địa phương phối hợp với Ban Dân vận cấp ủy cùng cấp xây dựng, ký kết, triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp

Tổng cục Chính trị phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và địa phương triển khai thực hiện tốt nghị quyết liên tịch, chương trình phối hợp hoạt động đã ký kết. Các đơn vị quân đội chủ động đề xuất kết nghĩa với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn đóng quân, hướng vào các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng đơn vị và địa bàn an toàn. Duy trì hoạt động kết nghĩa với 10.498 đầu mối, trong đó có 3.883 tổ chức cấp ủy, chính quyền và 6.606 tổ chức chính trị - xã hội cơ sở.

Phối hợp tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, đã cử 1.425 tổ, đội công tác trực tiếp tham mưu, củng cố 11.983 lượt cấp ủy, chi bộ và tổ chức chính trị ở cơ sở. Thực hiện các phong trào, cuộc vận động và các chương trình, kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Nhiều cán bộ, chiến sĩ không quản ngại khó khăn, nguy hiểm quên mình cứu dân trong bão lũ, tìm kiếm cứu nạn, tô thắm thêm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới, các cơ quan, đơn vị Quân đội tích cực chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tham gia xây dựng cơ sở vũng mạnh toàn diện, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo, vùng biên giới, hải đảo.

Phối hợp thực hiện các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; các chương trình, mô hình về “Xóa đói giảm nghèo” như: “1.000 nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách”, “Hũ gạo vì người nghèo”, “4 cùng”, “Áo ấm tặng người nghèo nơi biên giới”, “Trái tim cho em”, “Gắn kết giữa hộ gia đình người Kinh với hộ gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số”… đạt nhiều kết quả tích cực, thông qua đó góp phần củng cố tình đoàn kết quân dân, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước, với Quân đội.

Tại một số địa bàn phức tạp về an ninh chính trị, cơ quan quân sự địa phương, Bộ đội Biên phòng, các tổ đội công tác của Quân đội đã chủ động phối hợp với địa phương nắm chắc tình hình, bám sát địa bàn, tuyên truyền, vận động Nhân dân cung cấp thông tin, cảnh giác và chủ động đấu tranh kịp thời với âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

Các đơn vị quân đội chủ động phối hợp với các lực lượng trên địa bàn thực hiện nghiêm chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, Quân đội. Tổ chức thành công các cuộc hội đàm, trao đổi, giao ban, nắm tình hình với cơ quan, đơn vị, địa phương ở khu vực biên giới các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. Thường xuyên nghiên cứu nắm chắc tình hình địa bàn, nắm chắc đối tượng, bổ sung, hoàn chỉnh phương án tuyên truyền đặc biệt trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo. Nâng cao nhận thức cho Nhân dân về các công ước, hiệp ước, hiệp định, luật quốc tế, quy chế biên giới, biển đảo; góp phần xây dựng và củng cố môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Phối hợp nghiên cứu, khảo sát, tham mưu, đề xuất giải pháp chỉ đạo, xử lý, ngăn chặn tình trạng di cư tự do ở Tây Bắc; tổ chức gắn kết các cặp hộ dân người Kinh và đồng bào dân tộc thiểu số giúp nhau phát triển sản xuất, xây dựng nếp sống mới. Đã tiếp nhận 31.012 hộ dân đến lập nghiệp, tạo việc làm cho 101.256 người, thu hút 1.712 trí thức trẻ đến làm việc ở các dự án, tổ chức liên kết 4.862 cặp hộ dân; xóa mù chữ 1.444 học sinh. Tiến hành tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của BCH Trung ương khóa IX về công tác tôn giáo trong Quân đội.

Tích cực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quân sự cơ sở, có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu mới, nâng cao chất lượng công tác dân vận trong tình hình mới.

Thực hiện Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ,  những năm qua, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các nhà trường quân đội đào tạo 19.452 cán bộ quân sự cơ sở, trong đó có 1.849 cán bộ phát triển giữ các cương vị trong cấp ủy, chính quyền địa phương. Chỉ đạo các đơn vị quan tâm tuyển chọn, gọi thanh niên nhập ngũ, cử tuyển quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự đi đào tạo tại các trường quân đội tạo nguồn cán bộ là con em đồng bào dân tộc thiểu số cho địa phương.

Hằng năm mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm công tác dân vận đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân vận trong tình hình mới. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên, kết nạp đảng viên mới. Khắc phục tình trạng trắng đảng viên ở nhiều thôn, bản. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tăng cường 322 cán bộ có phẩm chất, năng lực, trách nhiệm tham gia và đảm nhiệm các chức danh chủ chốt trong hệ thống chính trị ở các xã vùng biên giới đặc biệt khó khăn. Các đoàn kinh tế quốc phòng thường xuyên bám địa bàn, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương vùng đồng bào dân tộc, biên giới phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống gắn với củng cố quốc phòng, an ninh.

Từ thực tiễn và kết quả công tác dân vận và kết quả thực hiện Chương trình phối hợp công tác dân vận giữa Tổng cục Chính trị với Ban Dân vận Trung ương và các cơ quan thường trực công tác dân vận ở các địa phương, cơ sở thời gian qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau đây:

Một là, thường xuyên giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương và cấp ủy, chỉ huy các đơn vị Quân đội trong thực hiện chương trình phối hợp. Tăng cường vai trò trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, điều hành của chính quyền, chỉ huy các cấp là một trong những nhân tố có tính quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác dân vận. Trên cơ sở, quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, phương hướng, mục tiêu công tác dân vận của Đảng trong từng thời kỳ, cụ thể hóa xác định chính sách mục tiêu, nhiệm vụ, chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo mọi mặt công tác dân vận bảo đảm phù hợp với từng địa bàn, địa phương, cơ sở. Có biện pháp thiết thực, cụ thể để lãnh dạo, chỉ đạo phát huy vai trò các tổ chức, lực lượng có liên quan bảo đảm tiến hành có hiệu quả công tác dân vận.

Hai là, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của cơ quan thường trực các cấp; vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chuyên trách trong và ngoài Quân đội trong thực hiện chương trình phối hợp. Các cơ quan dân vận phải tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy, chính quyền và các cấp chỉ huy, chính ủy (chính trị viên) trong Quân đội, căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn được phân công, tích cực nêu cao vai trò, trách nhiệm trong tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai, kiểm tra, giám sát việc tiến hành công tác dân vận của các cơ quan, đơn vị thuộc quyền. Tích cực, sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình mọi mặt công tác dân vận, chủ động tham mưu, đề xuất phối hợp giúp các cấp ủy, chính quyền và chỉ huy, chính ủy (chính trị viên) kịp thời điều chỉnh, bổ sung nội dung, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết kịp thời mọi vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn công tác dân vận.

Đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận trong và ngoài Quân đội từ Trung ương đến cơ sở phải nhận thức sâu sắc vai trò, trách nhiệm của mình; tích cực, chủ động xây dựng chương trình kế hoạch, xác định chỉ tiêu, biện pháp cụ thể trong từng nhiệm vụ, từng giai đoạn để triển khai điều hành phối hợp với các tổ chức, lực lượng cùng thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp công tác dân vận; nêu cao vai trò, trách nhiệm trong kiểm tra, hướng dẫn, giám sát các cơ quan, đơn vị thuộc quyền trong triển khai thực hiện chương trình phối hợp công tác dân vận.

Ba là, phối hợp tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo, chỉ huy đơn vị về các chủ trương, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dân vận, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nêu cao tính chủ động của các cơ quan chức năng, trực tiếp là Cục Dân vận, cơ quan dân vận các cấp trong Quân đội, đồng thời đề cao vai trò, trách nhiệm tham gia phối hợp của các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể của địa phương tham mưu, đề xuất giúp Đảng, Nhà nước, các cấp ủy, chính quyền quyết nghị chính xác những chủ trương, phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả công tác dân vận; tập trung có trọng điểm vào mục tiêu củng cố và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bốn là, tích cực đổi mới nội dung, hình thức phối hợp làm công tác dân vận; chú trọng xây dựng và nhân rộng điển hình “Dân vận khéo”. Tổng cục Chính trị và Ban Dân vận Trung ương cùng các cơ quan chức năng cả trong và ngoài Quân đội cần tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ nội dung, hình thức phối hợp làm công tác dân vận. Thường xuyên bám sát thực tiễn công tác dân vận và thực tiễn phối hợp làm công tác dân vận, tích cực sơ tổng kết, rút kinh nghiệm, tìm ra những mô hình, phương thức phối hợp có hiệu quả. Coi trọng việc xây dựng các điển hình tiên tiến trong phối hợp làm công tác dân vận, xem đây là một trong những nội dung cơ bản, giải pháp thiết thực, hiệu quả để thực hiện tốt chương trình phối hợp. Các cấp ủy, chính quyền, chỉ huy, chính ủy (chính trị viên) đơn vị quân đội và các cơ quan chức năng các cấp phải lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, hướng dẫn cụ thể việc xây dựng và nhân rộng điển hình, mô hình “Dân vận khéo”, xây dựng “Đơn vị dân vận tốt”. Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền, biểu dương, cổ vũ các điển hình, mô hình tốt. Tổ chức trao đổi, học tập, phổ biến nhân rộng làm nòng cốt cho công tác dân vận và thực hiện chương trình phối hợp công tác giữa các cơ quan, đơn vị trong Quân đội với các cơ quan ban, ngành, đoàn thể ở địa phương.

Năm là, thực hiện tốt chế độ kiểm tra, sơ tổng kết. Thường xuyên coi trọng và thực hiện tốt chế độ kiểm tra, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác dân vận nói chung và việc thực hiện chương trình phối hợp công tác dân vận trong từng nhiệm vụ, từng chương trình phối hợp cụ thể. Quá trình sơ tổng kết, rút kinh nghiệm phải đánh giá khách quan, toàn diện cả những việc làm được, chưa làm được, hoặc làm chưa hiệu quả, chỉ rõ trách nhiệm. Chủ động tìm ra phương hướng, biện pháp để phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm; chủ động dự báo xu hướng vận động, phát triển của yêu cầu nhiệm vụ công tác dân vận thời kỳ mới; trên cơ sở đó đề xuất chủ trương, phương hướng phối hợp công tác dân vận cho phù hợp với tình hình thực tiễn mới, sát với đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, lực lượng.

Đất nước ta đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội; song cũng còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức, đặt ra những yêu cầu mới rất cao cho công tác dân vận của Đảng nói chung và công tác dân vận của Quân đội nói riêng.

Với bản chất, truyền thống tốt đẹp là Quân đội của dân, do dân và vì dân, cùng với những thành tích, kết quả công tác dân vận và kinh nghiệm phối hợp công tác giữa Ban Dân vận Trung ương và Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam thời gian qua, công tác dân vận của Đảng trong Quân đội thời gian tới cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đồng thời thực hiện tốt nội dung chương trình phối hợp với Ban Dân vận Trung ương, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội ở các địa phương, xây dựng “thế trận lòng dân” tạo nền tảng vững chắc xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.n Với Quân đội Nhân dân Việt Nam, công tác dân vận là một nội dung cơ bản của công tác đảng, công tác chính trị được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, cấp ủy, chỉ huy, chính ủy (chính trị viên) các cấp hết sức quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; đó vừa là nhiệm vụ, là trách nhiệm chính trị, vừa thể hiện bản chất, truyền thống tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của Đảng trong tình hình mới, ngày 11/11/2016, Ban Dân vận Trung ương và Tổng cục Chính trị đã ký kết Chương trình số 2075-Ctr/BDVTW-TCCT về “Phối hợp công tác dân vận giữa Ban Dân vận Trung ương với Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021” (chương trình phối hợp). Sau hơn một năm tổ chức thực hiện đã thu được nhiều kết quả tích cực, góp phần thực hiện tốt công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới, tạo sự đồng thuận trong xã hội, xây dựng củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường quan hệ đoàn kết gắn bó máu thịt quân dân. Những kết quả nổi bật là:

Tổng cục Chính trị đã tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận; tích cực triển khai thực hiện đồng bộ chương trình phối hợp

Tổng cục Chính trị đã chủ  động, tích cực chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn quân phối hợp với Ban Dân vận cấp ủy cùng cấp, tham mưu cho lãnh đạo, chỉ huy đơn vị và cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của BCH Trung ương Đảng khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Nghị quyết số 49-NQ/QUTW ngày 26/10/2015 của Quân ủy Trung ương về “Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Quân đội trong tình hình mới”. Ban hành nhiều văn bản hướng dẫn công tác dân vận như: xây dựng 3 đề án thực hiện Chiến lược công tác dân tộc của Chính phủ đến năm 2020; chỉ đạo thực hiện Kế hoạch “Ngày vì người nghèo” trong Quân đội năm 2017; tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo trong Quân đội; sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 572-CT/QUTW về Quân đội thực hiện công tác dân tộc; chỉ đạo xây dựng Đề án “Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017 - 2020”; xây dựng các phương án tuyên truyền đặc biệt trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo.

Tổng cục Chính trị đã cụ thể hóa chương trình phối hợp trong kế hoạch công tác năm 2017; chỉ đạo toàn quân triển khai thực hiện đạt được kết quả tích cực trên nhiều mặt.

Phối hợp chặt chẽ với Ban Dân vận Trung ương, Tổng cục Chính trị thường xuyên nắm tình hình, trao đổi thông tin, thống nhất nội dung, hình thức công tác dân vận để triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp. Các cơ quan, đơn vị quân đội phối hợp với các ban ngành tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp xây dựng kế hoạch công tác dân vận năm 2017 phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ của từng địa phương, đơn vị. Tích cực tham gia các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội, chính sách hậu phương - quân đội, giúp đỡ Nhân dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nhất là trên các địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, nơi khó khăn phức tạp.

Tổng cục Chính trị đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn quân chủ động, hăng hái tham gia các phong trào thi đua “Dân vận khéo”, “Xây dựng đơn vị dân vận tốt”, phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; các cuộc vận động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Ngày vì người nghèo”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và các chương trình “Xóa đói giảm nghèo”... Nhiều mô hình điểm của công tác dân vận được tổng kết, rút kinh nghiệm, phổ biến, nhân rộng trong toàn quốc, đem lại những kết quả tích cực, được cấp ủy, chính quyền các địa phương và Nhân dân đánh giá cao. Các đơn vị tích cực tham gia chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội, chính sách hậu phương - quân đội, phối hợp với địa phương giúp đỡ Nhân dân phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, nhất là trên các địa bàn trọng điểm. Nhiều mô hình tiêu biểu, hiệu quả như: “Gắn kết giữa các thôn, làng”, “Gắn kết giữa các hộ gia đình”, phối hợp trồng rừng và chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng cho Nhân dân; thu hút lực lượng trí thức trẻ tình nguyện làm công tác dân vận, xây dựng thôn bản, buôn làng kiểu mẫu gắn với phong trào “Tuổi trẻ giữ nước”, “Đường biên thanh niên làm chủ”, “Phụ nữ với sự phát triển bình yên tuyến biển”, “Nông dân với Trường Sa”, “Xây dựng địa bàn biên giới an toàn, hữu nghị”… góp phần tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ các đơn vị quân đội có hiệu quả như: Phong trào “Vì biên giới, biển, đảo”, tham gia ủng hộ quỹ Vì Trường Sa và biển đảo thân yêu, đưa trí thức trẻ tình nguyện về các đoàn kinh tế - quốc phòng, thông qua đó động viên, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các đơn vị quân đội tích cực tham gia củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở; tham gia bồi dưỡng, phát triển đoàn viên, hội viên mới, nhất là các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, biển đảo.

Tổng cục Chính trị đã chỉ đạo các quân khu, Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hướng dẫn các đơn vị và cơ quan quân sự địa phương phối hợp với Ban Dân vận cấp ủy cùng cấp xây dựng, ký kết, triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp

Tổng cục Chính trị phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và địa phương triển khai thực hiện tốt nghị quyết liên tịch, chương trình phối hợp hoạt động đã ký kết. Các đơn vị quân đội chủ động đề xuất kết nghĩa với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn đóng quân, hướng vào các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng đơn vị và địa bàn an toàn. Duy trì hoạt động kết nghĩa với 10.498 đầu mối, trong đó có 3.883 tổ chức cấp ủy, chính quyền và 6.606 tổ chức chính trị - xã hội cơ sở.

Phối hợp tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, đã cử 1.425 tổ, đội công tác trực tiếp tham mưu, củng cố 11.983 lượt cấp ủy, chi bộ và tổ chức chính trị ở cơ sở. Thực hiện các phong trào, cuộc vận động và các chương trình, kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Nhiều cán bộ, chiến sĩ không quản ngại khó khăn, nguy hiểm quên mình cứu dân trong bão lũ, tìm kiếm cứu nạn, tô thắm thêm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới, các cơ quan, đơn vị Quân đội tích cực chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tham gia xây dựng cơ sở vũng mạnh toàn diện, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo, vùng biên giới, hải đảo.

Phối hợp thực hiện các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; các chương trình, mô hình về “Xóa đói giảm nghèo” như: “1.000 nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách”, “Hũ gạo vì người nghèo”, “4 cùng”, “Áo ấm tặng người nghèo nơi biên giới”, “Trái tim cho em”, “Gắn kết giữa hộ gia đình người Kinh với hộ gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số”… đạt nhiều kết quả tích cực, thông qua đó góp phần củng cố tình đoàn kết quân dân, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước, với Quân đội.

Tại một số địa bàn phức tạp về an ninh chính trị, cơ quan quân sự địa phương, Bộ đội Biên phòng, các tổ đội công tác của Quân đội đã chủ động phối hợp với địa phương nắm chắc tình hình, bám sát địa bàn, tuyên truyền, vận động Nhân dân cung cấp thông tin, cảnh giác và chủ động đấu tranh kịp thời với âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

Các đơn vị quân đội chủ động phối hợp với các lực lượng trên địa bàn thực hiện nghiêm chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, Quân đội. Tổ chức thành công các cuộc hội đàm, trao đổi, giao ban, nắm tình hình với cơ quan, đơn vị, địa phương ở khu vực biên giới các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. Thường xuyên nghiên cứu nắm chắc tình hình địa bàn, nắm chắc đối tượng, bổ sung, hoàn chỉnh phương án tuyên truyền đặc biệt trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo. Nâng cao nhận thức cho Nhân dân về các công ước, hiệp ước, hiệp định, luật quốc tế, quy chế biên giới, biển đảo; góp phần xây dựng và củng cố môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Phối hợp nghiên cứu, khảo sát, tham mưu, đề xuất giải pháp chỉ đạo, xử lý, ngăn chặn tình trạng di cư tự do ở Tây Bắc; tổ chức gắn kết các cặp hộ dân người Kinh và đồng bào dân tộc thiểu số giúp nhau phát triển sản xuất, xây dựng nếp sống mới. Đã tiếp nhận 31.012 hộ dân đến lập nghiệp, tạo việc làm cho 101.256 người, thu hút 1.712 trí thức trẻ đến làm việc ở các dự án, tổ chức liên kết 4.862 cặp hộ dân; xóa mù chữ 1.444 học sinh. Tiến hành tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của BCH Trung ương khóa IX về công tác tôn giáo trong Quân đội.

Tích cực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quân sự cơ sở, có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu mới, nâng cao chất lượng công tác dân vận trong tình hình mới.

Thực hiện Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ,  những năm qua, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các nhà trường quân đội đào tạo 19.452 cán bộ quân sự cơ sở, trong đó có 1.849 cán bộ phát triển giữ các cương vị trong cấp ủy, chính quyền địa phương. Chỉ đạo các đơn vị quan tâm tuyển chọn, gọi thanh niên nhập ngũ, cử tuyển quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự đi đào tạo tại các trường quân đội tạo nguồn cán bộ là con em đồng bào dân tộc thiểu số cho địa phương.

Hằng năm mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm công tác dân vận đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân vận trong tình hình mới. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên, kết nạp đảng viên mới. Khắc phục tình trạng trắng đảng viên ở nhiều thôn, bản. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tăng cường 322 cán bộ có phẩm chất, năng lực, trách nhiệm tham gia và đảm nhiệm các chức danh chủ chốt trong hệ thống chính trị ở các xã vùng biên giới đặc biệt khó khăn. Các đoàn kinh tế quốc phòng thường xuyên bám địa bàn, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương vùng đồng bào dân tộc, biên giới phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống gắn với củng cố quốc phòng, an ninh.

Từ thực tiễn và kết quả công tác dân vận và kết quả thực hiện Chương trình phối hợp công tác dân vận giữa Tổng cục Chính trị với Ban Dân vận Trung ương và các cơ quan thường trực công tác dân vận ở các địa phương, cơ sở thời gian qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau đây:

Một là, thường xuyên giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương và cấp ủy, chỉ huy các đơn vị Quân đội trong thực hiện chương trình phối hợp. Tăng cường vai trò trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, điều hành của chính quyền, chỉ huy các cấp là một trong những nhân tố có tính quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác dân vận. Trên cơ sở, quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, phương hướng, mục tiêu công tác dân vận của Đảng trong từng thời kỳ, cụ thể hóa xác định chính sách mục tiêu, nhiệm vụ, chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo mọi mặt công tác dân vận bảo đảm phù hợp với từng địa bàn, địa phương, cơ sở. Có biện pháp thiết thực, cụ thể để lãnh dạo, chỉ đạo phát huy vai trò các tổ chức, lực lượng có liên quan bảo đảm tiến hành có hiệu quả công tác dân vận.

Hai là, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của cơ quan thường trực các cấp; vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chuyên trách trong và ngoài Quân đội trong thực hiện chương trình phối hợp. Các cơ quan dân vận phải tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy, chính quyền và các cấp chỉ huy, chính ủy (chính trị viên) trong Quân đội, căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn được phân công, tích cực nêu cao vai trò, trách nhiệm trong tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai, kiểm tra, giám sát việc tiến hành công tác dân vận của các cơ quan, đơn vị thuộc quyền. Tích cực, sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình mọi mặt công tác dân vận, chủ động tham mưu, đề xuất phối hợp giúp các cấp ủy, chính quyền và chỉ huy, chính ủy (chính trị viên) kịp thời điều chỉnh, bổ sung nội dung, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết kịp thời mọi vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn công tác dân vận.

Đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận trong và ngoài Quân đội từ Trung ương đến cơ sở phải nhận thức sâu sắc vai trò, trách nhiệm của mình; tích cực, chủ động xây dựng chương trình kế hoạch, xác định chỉ tiêu, biện pháp cụ thể trong từng nhiệm vụ, từng giai đoạn để triển khai điều hành phối hợp với các tổ chức, lực lượng cùng thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp công tác dân vận; nêu cao vai trò, trách nhiệm trong kiểm tra, hướng dẫn, giám sát các cơ quan, đơn vị thuộc quyền trong triển khai thực hiện chương trình phối hợp công tác dân vận.

Ba là, phối hợp tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo, chỉ huy đơn vị về các chủ trương, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dân vận, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nêu cao tính chủ động của các cơ quan chức năng, trực tiếp là Cục Dân vận, cơ quan dân vận các cấp trong Quân đội, đồng thời đề cao vai trò, trách nhiệm tham gia phối hợp của các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể của địa phương tham mưu, đề xuất giúp Đảng, Nhà nước, các cấp ủy, chính quyền quyết nghị chính xác những chủ trương, phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả công tác dân vận; tập trung có trọng điểm vào mục tiêu củng cố và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bốn là, tích cực đổi mới nội dung, hình thức phối hợp làm công tác dân vận; chú trọng xây dựng và nhân rộng điển hình “Dân vận khéo”. Tổng cục Chính trị và Ban Dân vận Trung ương cùng các cơ quan chức năng cả trong và ngoài Quân đội cần tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ nội dung, hình thức phối hợp làm công tác dân vận. Thường xuyên bám sát thực tiễn công tác dân vận và thực tiễn phối hợp làm công tác dân vận, tích cực sơ tổng kết, rút kinh nghiệm, tìm ra những mô hình, phương thức phối hợp có hiệu quả. Coi trọng việc xây dựng các điển hình tiên tiến trong phối hợp làm công tác dân vận, xem đây là một trong những nội dung cơ bản, giải pháp thiết thực, hiệu quả để thực hiện tốt chương trình phối hợp. Các cấp ủy, chính quyền, chỉ huy, chính ủy (chính trị viên) đơn vị quân đội và các cơ quan chức năng các cấp phải lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, hướng dẫn cụ thể việc xây dựng và nhân rộng điển hình, mô hình “Dân vận khéo”, xây dựng “Đơn vị dân vận tốt”. Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền, biểu dương, cổ vũ các điển hình, mô hình tốt. Tổ chức trao đổi, học tập, phổ biến nhân rộng làm nòng cốt cho công tác dân vận và thực hiện chương trình phối hợp công tác giữa các cơ quan, đơn vị trong Quân đội với các cơ quan ban, ngành, đoàn thể ở địa phương.

Năm là, thực hiện tốt chế độ kiểm tra, sơ tổng kết. Thường xuyên coi trọng và thực hiện tốt chế độ kiểm tra, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác dân vận nói chung và việc thực hiện chương trình phối hợp công tác dân vận trong từng nhiệm vụ, từng chương trình phối hợp cụ thể. Quá trình sơ tổng kết, rút kinh nghiệm phải đánh giá khách quan, toàn diện cả những việc làm được, chưa làm được, hoặc làm chưa hiệu quả, chỉ rõ trách nhiệm. Chủ động tìm ra phương hướng, biện pháp để phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm; chủ động dự báo xu hướng vận động, phát triển của yêu cầu nhiệm vụ công tác dân vận thời kỳ mới; trên cơ sở đó đề xuất chủ trương, phương hướng phối hợp công tác dân vận cho phù hợp với tình hình thực tiễn mới, sát với đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, lực lượng.

Đất nước ta đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội; song cũng còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức, đặt ra những yêu cầu mới rất cao cho công tác dân vận của Đảng nói chung và công tác dân vận của Quân đội nói riêng.

Với bản chất, truyền thống tốt đẹp là Quân đội của dân, do dân và vì dân, cùng với những thành tích, kết quả công tác dân vận và kinh nghiệm phối hợp công tác giữa Ban Dân vận Trung ương và Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam thời gian qua, công tác dân vận của Đảng trong Quân đội thời gian tới cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đồng thời thực hiện tốt nội dung chương trình phối hợp với Ban Dân vận Trung ương, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội ở các địa phương, xây dựng “thế trận lòng dân” tạo nền tảng vững chắc xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thượng tướng Lương Cường
Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam

TẠP CHÍ IN