Thứ Sáu, 29/11/2024
Phấn đấu 100% trẻ mồ côi do Covid-19 có “Mẹ đỡ đầu”
Chương trình “Mẹ đỡ đầu” của Hội Phụ nữ Công an TP. Cần Thơ là một trong những mô hình, phần việc tiêu biểu của Hội phụ nữ Bộ Công an trong nhiệm kỳ 2016 - 2021

Tại hướng dẫn số 62/HD-ĐCT ngày 9/12/2021, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam nêu rõ: Chương trình "Mẹ đỡ đầu" do Hội LHPN Việt Nam triển khai nhằm vận động cán bộ, hội viên, các tổ chức, cá nhân tích cực hưởng ứng Chương trình, nhận đỡ đầu, hỗ trợ chăm sóc/nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trước mắt chương trình tập trung vào đối tượng trẻ em mồ côi do dịch bệnh Covid-19 có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện để các em được phát triển toàn diện trong môi trường gia đình, cộng đồng. Đối với địa bàn có trẻ em mồ côi sinh sống, chương trình hướng tới mục tiêu đảm bảo 100% trẻ mồ côi do Covid-19 tại địa bàn đều có "Mẹ đỡ đầu". Đối với địa bàn không có trẻ em mồ côi sinh sống, chương trình hướng tới mục tiêu đảm bảo 100% cơ sở Hội tham gia hưởng ứng Chương trình "Mẹ đỡ đầu". Tối thiểu, mỗi đơn vị đăng ký nhận đỡ đầu ít nhất 01 trẻ mồ côi do Covid-19 cho đến khi trẻ đủ 18 tuổi. Tùy điều kiện của địa phương, các cấp Hội có thể mở rộng đối đến đối tượng trẻ mồ côi do các nguyên nhân khác.

Về cách thức thực hiện, Mẹ đỡ đầu (cá nhân, cán bộ, hội viên, phụ nữ hoặc tập thể, đơn vị, tổ chức nhận chăm sóc, đỡ đầu) có thể đỡ đầu trực tiếp như chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại nhà hoặc lựa chọn hình thức hỗ trợ phù hợp như: Hỗ trợ nhu yếu phẩm, sinh hoạt phí, chi phí học tập, chi phí khám và chữa bệnh…; hoặc đỡ đầu gián tiếp thông qua Hội phụ nữ địa phương/người trực tiếp chăm sóc thay thế (hỗ trợ nguồn lực).

Theo đó, các cấp Hội cần triển khai, truyền thông, vận động, hỗ trợ thực hiện Chương trình; Tổ chức hoặc kết nối các hoạt động nâng cao năng lực, hỗ trợ; Tiếp nhận, quản lý và điều phối nguồn hỗ trợ Chương trình; Giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ trẻ em mồ côi ở các địa phương theo chức năng của tổ chức Hội. Hỗ trợ, hướng dẫn trẻ em mồ côi và gia đình tiếp cận được đầy đủ chính sách của Nhà nước.

Ngoài ra, các cấp Hội cần theo dõi, đánh giá và vận động chính sách; Tổ chức các hoạt động tham vấn, vận động xây dựng cơ chế giám sát, điều phối, quản lý chặt chẽ, hiệu quả nguồn lực vận động hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi. Định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá thực hiện Chương trình, biểu dương khen thưởng, động viên kịp thời.

(phunuvietnam.vn) 

Gửi cho bạn bè

Các tin khác

Xem nhiều nhất