Thứ Tư, 22/1/2025
Những quy định mới của Bảo hiểm Y tế (BHYT) về mức tối đa khung giá dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT

Theo đó, Thông tư có 3 nhóm dịch vụ dành cho người chưa có thẻ BHYT được điều chỉnh khung giá tối đa, bao gồm: Giá dịch vụ khám bệnh, kiểm tra sức khoẻ; giá dịch vụ ngày giường điều trị; giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm dành cho các hạng bệnh viện. Theo quy định mới, tiền khám tối đa ở bệnh viện hạng đặc biệt và bệnh viện hạng I là 39.000 đồng/lượt; hạng II là 35.000 đồng/lượt; hạng III là 31.000 đồng/lượt và bệnh viện hạng IV/Phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã là 29.000 đồng/lượt. Tương tự, giá tối đa dịch vụ ngày điều trị hồi sức tích cực tại bệnh viện hạng đặc biệt là 677.100 đồng; bệnh viên  hạng I là 632.200 đồng; bệnh viện hạng 2 là 568.900 đồng. Đối với ngày giường bệnh hồi sức cấp cứu, chống độc, các mức tương ứng là: 362.800 đồng/ngày, 335.900 đồng/ngày, 279.100 đồng/ngày; tại bệnh viện hạng III là 245.700 đồng/ngày và bệnh viện hạng IV là 226.000 đồng/ngày...

Thông tư này điều chỉnh mức tăng khoảng từ 20- 30% so với mức giá hiện hành, nhưng số tiền tuyệt đối của nhiều dịch vụ sẽ tăng cao, vì đơn giá dịch vụ kỹ thuật vốn đã có kết cấu chi phí cao. Khi Thông tư 02 của Bộ Y tế được áp dụng, điều khác nhau cơ bản giữa người có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT là người bệnh BHYT đã được quỹ BHYT chi trả từ 80 đến 100% chi phí, tùy theo từng đối tượng thụ hưởng. Còn người bệnh khám dịch vụ hoặc chưa có thẻ BHYT sẽ phải chi trả 100% toàn bộ chi phí khám chữa bệnh. Khoản tiền người khám chữa bệnh không có BHYT phải trả thêm so với mức giá hiện hành sẽ là con số không nhỏ. Đặc biệt, người bệnh cần sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao, thì mức chi 100% từ tiền túi rất lớn.

Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cơ quan có thẩm quyền phân loại là đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên hoặc đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thì thời điểm thực hiện vào tháng 8, tháng 10 hoặc tháng 12. 2017 và phải thực hiện trong năm 2017.

Với những thay đổi như vậy, người dân gặp rủi ro đi khám bệnh khi chưa tham gia BHYT sẽ gặp rất nhiều thiệt hại, gây gánh nặng lớn và tốn kém về kinh tế và có nguy cơ mất khả năng chi trả nếu phải sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn; đối với người dân có mức sống trung bình sẽ có nguy cơ không đủ khả năng chi trả các dịch vụ khi quy định tối đa khung giá dịch vụ theo Thông tư số 02 của Bộ Y tế. Chính vì vậy, người dân nên tham gia BHYT nhằm đảm bảo quyền lợi, hạn chế tối đa rủi ro và tránh bị ảnh hưởng lớn tới chi phí khi chẳng may ốm đau phải điều trị tại các cơ sở y tế.

Minh Khuê

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi