Chủ Nhật, 24/11/2024
Thái Nguyên: Khi dân chủ được phát huy ở cơ sở
 
Cán bộ xã Phúc Xuân (TP. Thái Nguyên) tuyên truyền vận động nhân dân
nhận tiền đền bù, bàn giao mặt bằng triển khai dự án đường Bắc Sơn kéo dài


Hiện nay, trên địa bàn T.P Thái Nguyên có gần 100 dự án đang được triển khai thực hiện. Một trong những dự án lớn, trọng điểm đường Bắc Sơn kéo dài (đường Hồ Núi Cốc). Dự án đi qua địa phận xã Phúc Xuân có chiều dài trên 2,2km, ảnh hưởng đến 8 xóm (Cây Thị, Núi Nến, Cây Sy, Giữa 2, Xuân Hòa, Cao Trãng, Đèo Đá, Cao Khánh), trên 328 hộ gia đình có đất bị thu hồi với tổng diện tích gần 35ha. Ngay sau khi nhận được thông báo của Thường trực Thành ủy về việc triển khai thực hiện Dự án, Đảng bộ, chính quyền xã Phúc Xuân xác định: Khó khăn lớn nhất chính là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), bố trí tái định cư cho các hộ dân. Đồng chí Trần Văn Cường, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Đảng ủy, UBND xã đã tổ chức nhiều cuộc họp, trong đó có những cuộc họp kéo dài, với nhiều ý kiến đóng góp, đưa ra những giải pháp thực hiện. Trong đó, giải pháp quan trọng là phát huy dân chủ, tăng cường đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân; công khai giá đền bù, chính sách hỗ trợ, quyền lợi mà người dân được hưởng... Nhờ vậy, chỉ trong một thời gian ngắn nhiều hộ dân đã nhận tiền đền bù, bàn giao đất, dù lúc đó Dự án chưa xây dựng được khu tái định cư. Tiêu biểu trong việc bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công là xóm Cây Thị, với 120/125 hộ bị ảnh hưởng bởi Dự án.

Còn ở huyện Đồng Hỷ, xác định thực hiện QCDC ở cơ sở là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo các cấp ủy cơ sở tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên về QCDC tới tất cả cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân. 100% xã, thị trấn đã ban hành, bổ sung, điều chỉnh quy chế làm việc; quy chế phối hợp giữa chính quyền với đoàn thể nhân dân; quy chế tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo; quy trình, trình tự các bước trong công tác giải phóng mặt bằng được công khai trên trang thông tin điện tử, niêm yết tại bộ phận tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính để dân biết thực hiện và giám sát quá trình triển khai trên địa bàn. Đặc biệt, nhiều năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện duy trì nghiêm túc định kỳ nghe ý kiến đóng góp của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội để đề ra các chương trình, kế hoạch phù hợp với địa phương.

Hiện nay, 15/15 xã, thị trấn của huyện Đồng Hỷ đều có ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng; 100% các xóm, bản, tổ dân phố có tổ an ninh, tổ hòa giải. Các ban này thường xuyên được củng cố, kiện toàn và hoạt động nền nếp, có hiệu quả, giải quyết được nhiều kiến nghị, thắc mắc của nhân dân, hạn chế được những tiêu cực, mâu thuẫn phát sinh ngay từ cơ sở, góp phần ổn định trật tự xã hội ở địa phương. Từ năm 2011 đến nay, ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng đã tổ chức trên 1.500 cuộc giám sát, tiếp nhận trên 200 vụ việc kiến nghị giải quyết. Trong thời gian này, có gần 2.000 hộ, 5 đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn huyện tự nguyện hiến trên 300 nghìn m2 đất để làm đường giao thông, xây dựn các công trình thủy lợi, trường học, trạm y tế. Điển hình như xã Văn Hán có gần 800 hộ hiến trên 110 nghìn m2 đất; xã Minh Lập trên 200 hộ hiến trên 30 nghìn m2 đất…

Theo đồng chí Nguyễn Thanh Phương, Trưởng Ban Dân vận huyện Đồng Hỷ: Việc mở rộng dân chủ ở cơ sở, góp phần xây dựng và chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, tạo động lực thúc đẩy quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, tạo không khí phấn khởi trong cộng đồng dân cư. Thời gian tới, Ban Dân vận tiếp tục tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo MTTQ và các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động giám sát, phản biện, đặc biệt những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của nhân dân để việc thực hiện QCDC ở cơ sở mang lại hiệu quả thiết thực nhất.

Từ những dẫn chứng nêu trên có thể khẳng định việc thực hiện có hiệu quả QCDC ở cơ sở thời gian qua đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP bình quân giai đoạn 2011-2018 tăng 14,9%, trong đó năm 2015 tăng cao nhất 33,2%, dự ước năm 2019-2020 tăng bình quân 8-9%, bình quân cả giai đoạn 2011-2020 tăng 13,6%, vượt mục tiêu quy hoạch đề ra là tăng 10% giai đoạn 2011-2020. GRDP bình quân đầu người tăng từ 21 triệu đồng/người/năm (2010) lên 77,7 triệu đồng/người/năm (năm 2018), dự kiến năm 2019 đạt 90 triệu đồng/người/năm, vượt mục tiêu đề ra; tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm trên 2%/năm… Qua đó đã phát huy vai trò của từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân hăng hái tham gia vào phong trào thi đua yêu nước trên từng lĩnh vực, tăng cường và củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân, hạn chế các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, nâng cao uy tín của tổ chức Đảng, bộ máy chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể.

(baothainguyen.org.vn)

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Xem nhiều nhất