Chủ Nhật, 24/11/2024
Kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi
 
Đồng chí Nguyễn Phước Lộc, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Trưởng đoàn công tác
của Ban Chỉ đạo Trung ương phát biểu tại buổi làm việc
 

 

Tiếp và làm việc với Đoàn có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Cao Phúc; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh về thực hiện QCDC ở cơ sở.  

Theo báo cáo của Tỉnh ủy, trong những năm qua, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thực hiện QCDC ở cơ sở, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị của tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ, tích cực, đưa việc thực hiện QCDC ở các loại hình cơ sở đi vào nền nếp, đạt nhiều kết quả.  Nhận thức về dân chủ và thực hành dân chủ của các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu địa phương, đơn vị, cán bộ, đảng viên được nâng lên.

Dân chủ được mở rộng và phát huy trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo điều kiện để Nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Từ đó, Nhân dân an tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền, góp thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định chính trị- xã hội, củng cố quốc phòng an ninh. 

QCDC được quan tâm thực hiện và phát huy từ cơ sở, góp phần quan trọng trong giải quyết các xung đột, đơn thư khiếu kiện, nhất là khiếu kiện đông người, vượt cấp. Việc giám sát tại cơ sở của các thiết chế dân chủ đã tăng cường, góp phần giảm thiểu tình trạng tham nhũng, tiêu cực, nâng cao hiệu quả đầu tư kết cấu hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới. 

Bên cạnh những kết quả đạt được thì thời gian qua, nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền về thực hiện QCDC ở cơ sở có lúc chưa đầy đủ nên chưa thật sự quan tâm triển khai thực hiện, có nơi còn hình thức; kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên. 

Hiệu quả hoạt động của các thiết kế dân chủ ở cơ sở còn hạn chế, nặng hình thức. Hoạt động giát sát, công tác phản biện xã hội ít về số lượng, chất lượng chưa đạt yêu cầu. Việc thực hiện QCDC ở cơ sở trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp FDI gặp nhiều khó khăn, quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động tại một số đơn vị chưa được quan tâm đúng mức. 

Cũng tại buổi kiểm tra, các thành viên trong đoàn công tác đã có nhiều ý kiến đóng góp liên quan đến quá trình triển khai, thực hiện QCDC ở cơ sở của tỉnh. Trọng tâm là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền; vai trò của MTTQ và các đoàn thể trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng thực hiện QCDC ở cơ sở.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương Nguyễn Phước Lộc đánh giá cao kết quả thực hiện QCDC cơ sở của tỉnh Quảng Ngãi. Thông qua việc thực hiện QCDC ở cơ sở không chỉ góp phần quan trọng vào sự phát triển KT- XH, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh, mà còn củng cố tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ngày càng vững mạnh. 

Để thực hiện tốt hơn nữa QCDC ở cơ sở, nhằm khơi dậy và phát huy vai trò của Nhân dân trong thực hiện QCDC ở cơ sở, trong thời gian tới, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương Nguyễn Phước Lộc đề nghị tỉnh tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện QCDC cơ sở, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; trên cơ sở đó cụ thể hóa thành chương trình, nội dung phù hợp.

Đồng thời, Ban Chỉ đạo tỉnh về thực hiện QCDC ở cơ sở cần làm tốt công tác tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo cho chính quyền tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, phức tạp trên địa bàn tỉnh. Rà soát cơ chế phối hợp trong tất cả các lĩnh vực thực hiện QCDC ở cơ sở; đặc biệt là rà soát, xem xét những lĩnh vực nào chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả, đồng bộ và kết quả chưa cao để khắc phục. 

Chỉ đạo, nghiên cứu, phát huy thực chất hơn, hiệu quả hơn và tạo nhiều điều kiện, cơ chế để các loại hình tự quản như tổ tự quản ở cơ sở, tổ hòa giải và hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân,… phát huy vai trò trong thực hiện QCDC cơ sở. MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cần thực hiện tốt hơn vai trò giám sát và phản biện xã hội, nhất là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. 

(baoquangngai.vn)

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Xem nhiều nhất