Thứ Sáu, 26/4/2024
Hòa Bình: Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện Quy chế dân chủ
 
Thường trực Đảng ủy xã Hợp Phong (Cao Phong) bàn giải pháp lãnh đạo,
chỉ đạo nhiệm vụ phát triển KT-XH địa phương.
 

 

Toàn tỉnh có 162 cơ quan hành chính, 641 đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh và cấp huyện. Tổng số CBCCVC của tỉnh là 25.714 người, trong đó, khối cơ quan Nhà nước 2.079 công chức, 22.514 viên chức; khối Đảng, đoàn thể 1.121 công chức. 100% cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, 99,9% cơ quan, đơn vị cấp huyện đã tổ chức hội nghị CBCCVC và ban hành quy chế làm việc, QCDC trong hoạt động cơ quan, quy chế quản lý tài sản, quy chế chi tiêu nội bộ… Hầu hết các nội dung đều được công khai tới CBCCVC, nhất là công khai tài sản, tài chính, thi đua khen thưởng; công khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm… Qua khảo sát, các cơ quan đã thực hiện tốt các nội dung công khai về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nội quy, quy chế, các văn bản chỉ đạo, điều hành cho CBCCVC được biết với tỷ lệ từ 62 - 98%.

Các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, xếp loại CBCCVC hàng năm theo quy định. CBCCVC đã thực hiện giám sát, kiểm tra những chủ trương, chính sách, kế hoạch công tác hàng năm đạt 84%; giám sát nội quy, quy chế cơ quan đạt 94%; kinh phí hoạt động, tài sản cơ quan đạt 75%; thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước về quyền lợi của CBCCVC đạt 84%... Tại các cơ quan, đơn vị đã thực hiện công khai quy trình, thủ tục hành chính. Đến nay, có 20 sở, ngành, 10/10 huyện, thành phố đều thực hiện tiếp nhận, giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả, cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4, tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn đạt trên 80%...

Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền đã nghiêm túc thực hiện tiếp công dân, đối thoại, tiếp xúc với công dân theo định kỳ, tăng cường phối hợp để giải quyết những kiến nghị của Nhân dân, góp phần giải quyết có hiệu quả nhiều vấn đề bức thiết trong quá trình phát triển KT-XH của tỉnh. Trong đó, cấp ủy, chính quyền huyện Lương Sơn đã tổ chức đối thoại với nhân dân thôn Gò Mu, xã Thanh Lương để giải quyết khiếu nại liên quan đến đất đai; đối thoại về công tác giải phóng mặt bằng dự án nhà máy sản xuất cơ khí tại xã Hòa Sơn; giải quyết việc doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trường tại xã Tân Vinh. Huyện Lạc Sơn đã tổ chức đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân, làm tốt công tác GPMB trên địa bàn xã Yên Phú khu vực thi công công trình đầu mối hồ chứa nước Cánh Tạng. TP Hòa Bình tổ chức các cuộc đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền chỉ đạo giải quyết dứt điểm công tác GPMB dự án cầu Hòa Bình 3…

Tuy nhiên, việc thực hiện QCDC tại cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp vẫn còn những hạn chế như: Chất lượng hội nghị CBCCVC chưa cao; việc thực hiện các nội dung phải công khai tại cơ quan, đơn vị còn hình thức, chiếu lệ; vai trò, trách nhiệm người đứng đầu chưa được phát huy hiệu quả…

Nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy QCDC tại cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp, ngày 17/7/2020, Văn phòng Tỉnh ủy đã ban hành Thông báo số3193-TB/VPTU về kết luận TT Tỉnh ủy tại hội nghị trực tuyến giao ban chuyên đề về một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu: Cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức CT-XH, cơ quan, đơn vị tập trung lãnh đạo thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về thực hiện QCDC ở cơ sở, gắn với thực hiện các nghị quyết của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Nâng cao hiệu quả của BCĐ thực hiện QCDC ở cơ sở. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền thực hiện toàn diện các nội dung về QCDC; thực hiện nghiêm túc Quy định số 11-Qđi/TW, ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những kiến nghị của dân, thực hiện tốt Nghị định số 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị; phát huy vai trò của CBCCVC, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh nếp sống văn minh, văn hóa công sở. Đổi mới công tác quy hoạch, bổ nhiệm CBCCVC, thực hiện công khai, minh bạch ở tất cả các khâu, các bước trong quy trình công tác cán bộ. Tăng cường hoạt động thanh tra nhân dân, nâng cao trách nhiệm của CBCCVC trong thực thi công vụ. Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện QCDC, đưa nội dung việc xây dựng, thực hiện QCDC ở cơ sở là tiêu chí đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị hàng năm...

(baohoabinh.com.vn)

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Xem nhiều nhất