Thứ Sáu, 29/11/2024
EVNSPC hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu năm 2022

Nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Ông Nguyễn Phước Đức-Tổng giám đốc EVNSPC cho biết, trong năm 2022, EVNSPC đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống nhân dân.

Về cung ứng điện, năm 2022 EVNSPC mua điện với tổng sản lượng là 85 tỷ 782 triệu kWh.

Về điện thương phẩm, năm 2022 dự kiến thực hiện đạt 83 tỷ 090 triệu kWh tăng 8,71% so với thực hiện năm 2021 và tăng 0,38% so với kế hoạch Tập đoàn giao (82 tỷ 770 triệu kWh).

Công tác dịch vụ khách hàng tiếp tục có sự đổi mới mạnh mẽ. Năm 2022, EVNSPC tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số để nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa các dịch vụ điện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và xã hội. Trong đó:

- 100% dịch vụ điện được cung cấp trực tuyến ở mức độ 4 tại Cổng dịch vụ công quốc gia, Trung tâm hành chính công và Cổng dịch vụ công của các tỉnh/thành phố. Các dịch vụ cấp điện mới đã được EVNSPC kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ tháng 01/2022.

- Tiếp tục tập trung đẩy mạnh các dịch vụ điện điện tử, thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, điện tử hóa toàn bộ quá trình cung cấp dịch vụ điện. Tỷ lệ yêu cầu dịch vụ điện được tiếp nhận qua Trung tâm CSKH, Trung tâm hành chính công, Dịch vụ công đạt 100%. Tỷ lệ giao dịch ký kết hợp đồng mua bán điện theo phương thức điện tử đạt 100%. Tỷ lệ khách hàng sử dụng các dịch vụ điện qua App CSKH/Zalo đạt 88,64% (vượt 23,64% so với kế hoạch).


 EVNSPC tổ chức hội nghị tổng kết công tác SXKD năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023

 

EVNSPC tiếp tục cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian cấp điện cho khách hàng mới giảm còn 2,56 ngày đối với điện lưới trung áp và thời gian cấp điện lưới hạ áp cho khách hàng sinh hoạt khu vực đô thị là 2,67 ngày, khu vực nông thôn là 3,10 ngày và khách hàng ngoài sinh hoạt là 3,4 ngày.

Giá bán điện bình quân của EVNSPC ước thực hiện đạt 1.824,08 đ/kWh, cao hơn năm 2021 là 23,15 đ/kWh và cao hơn giá bán điện bình quân Tập đoàn giao là 1,08đ/kWh.

Doanh thu năm 2022 EVNSPC ước thực hiện đạt 151,73 nghìn tỷ đồng, tăng 10,23% so năm 2021. Tỷ lệ thu tiền điện đạt 99,8%, vượt kế hoạch EVN giao 0,1%. Tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đạt 98%, vượt kế hoạch EVN giao 13%. Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt các dịch vụ điện có phát sinh chi phí đạt 99%, vượt kế hoạch EVN giao 55,7%. 

Chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả

Thực hiện theo chỉ đạo của Tập đoàn nhằm giảm bớt lỗ hoạt động SXKD năm 2022, EVNSPC đã đề ra và quyết liệt thực hiện các giải pháp quản trị nhằm phấn đấu cân bằng tài chính. Tổng các khoản EVNSPC đã triển khai thực hiện để tiết giảm chi phí nêu trên là 1.998 tỷ đồng, bao gồm:

- Tiết kiệm và cắt giảm chi phí. Trong đó, tiết kiệm 10% các chi phí thường xuyên, cắt giảm 30% chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định; thực hiện chi lương cho cán bộ công nhân viên với mức chi từ 80- 90% mức lương bình quân năm 2021; Giảm trừ chi phí công tơ so với chi phí tính theo định mức; Chuyển đổi hình thức thông báo đến khách hàng từ SMS sang các kênh App CSKH, Zalo, Email; Tăng cường quản trị các khoản giảm giá thành điện. Nhờ đó đã tiết giảm chi phí được hơn 1.983 tỷ đồng.

- Tối ưu hóa dòng tiền, hoạt động tài chính. Trong năm 2022 EVNSPC đã thực hiện các giải pháp về tối ưu hóa dòng tiền, phấn đấu tăng doanh thu lãi tiền gửi thêm 15 tỷ so với kế hoạch EVN giao.

Mặc dù đã nỗ lực cố gắng để tiết giảm chi phí, giảm lỗ nhưng với các giải pháp trong nội tại mà EVNSPC đã và đang thực hiện vẫn không thể bù đắp được chi phí mua điện (giá nhiên liệu tăng cao đột biến trên thị trường thế giới), kết quả SXKD năm 2022 dự kiến sẽ lỗ khoảng 4.000 tỷ đồng (chưa bao gồm chênh lệch tỷ giá). 

Đầu tư nâng cao năng lực hạ tầng cung cấp điện

Trong năm 2022, EVNSPC đã khắc phục khó khăn trong công tác đầu tư xây dựng các dự án điện, đưa vào vận hành nhiều dự án quan trọng góp phần nâng cao năng lực hạ tầng cung cấp điện, giải toả công suất nguồn điện năng lượng tái tạo (NLTT).

Kế hoạch đầu tư năm 2022 EVNSPC thực hiện được 8.543/9.191 tỷ đồng, đạt 93% kế hoạch điều chỉnh, trong đó giá trị đầu tư thuần thực hiện được 6.564/7.346 tỷ đồng đạt 89,4% kế hoạch. Trong năm 2022 hoàn thành khởi công 27 công trình, đóng điện 34 công trình lưới điện 110-220kV và 548 công trình lưới điện trung hạ thế. Trong đó, đáng chú ý nhất là hoàn thành đóng điện giai đoạn 1 của dự án đường dây 220kV Kiên Bình–Phú Quốc nhằm tăng cường khả năng cung cấp điện cho thành phố Phú Quốc lên gấp 5 lần hiện tại. Ngoài ra, trong năm 2022, EVNSPC đã thực hiện hoàn thành 443 công trình sửa chữa lớn với tổng chi phí là 786 tỷ đồng từ nguồn kinh phí tiết kiệm, tổng tỷ lệ tiết kiệm là 42,8%.


 Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân trao Cờ thi đua của EVN cho các đơn vị thi đua xuất sắc của EVNSPC

Trong năm 2022, ngoài nguồn vốn ODA, vốn tự có, vốn ngân sách nhà nước cấp, EVNSPC đã huy động trên 3.000 tỷ đồng từ vốn tín dụng thương mại, tín dụng ưu đãi, ứng vốn của địa phương và khách hàng để thu xếp đủ vốn giải ngân cho nhu cầu đầu tư của năm 2022. Nguồn vốn huy động đảm bảo đủ khả năng giải ngân khối lượng hoàn thành trong năm 2022. Giá trị giải ngân vốn đầu tư toàn EVNSPC năm 2022 dự kiến đạt 8.117 tỷ đồng, đạt 88,3% kế hoạch dự kiến điều chỉnh, trong đó giải ngân vốn đầu tư thuần đạt 6.138 tỷ đồng, bằng 83,6%.

EVNSPC cũng đã hoàn thành chương trình đưa điện về nông thôn, miền núi và hải đảo. Đến cuối quý IV/2022, toàn EVNSPC có 2.485 xã phường thị trấn có điện, đạt tỷ lệ 100%. Số hộ dân có điện là 8,356 triệu hộ, đạt tỷ lệ 99,85%, trong đó số hộ dân nông thôn có điện là 5,435 triệu hộ, đạt tỷ lệ 99,76%. EVNSPC đang bán điện trực tiếp đến 7,814 triệu hộ dân, chiếm tỷ lệ 93,52% tổng số hộ. 

Tiên phong ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số

EVNSPC và các đơn vị thành viên đã chủ động tiếp cận, xây dựng triển khai hoàn thành các giải pháp công nghệ mới và tổ chức áp dụng rộng rãi trong toàn Tổng công ty như giải pháp tự động hóa lưới điện đang triển khai thử nghiệm bằng phần mềm SCADA ETAP Realtime tại Công ty Điện lực Bình Dương; Nghiên cứu xây dựng chức năng nhận diện khuôn mặt để ứng dụng vào chương trình Giám sát an toàn nhằm xác định thành phần nhóm công tác; Hoàn thành giải pháp thực hiện đồng bộ dữ liệu thông tin thiết bị đóng cắt, đơn vị, trạng thái thiết bị, thời gian xảy ra sự kiện về server OMS, chu kỳ 5 phút/lần và đã thử nghiệm xuất thành công ra hệ thống Server OMS cho việc khai thác ứng dụng; Hoàn thành giải pháp thiết lập CSDL ứng dụng chữ ký số trong công tác kiểm định, theo dõi chất lượng thiết bị đo đếm áp dụng trong toàn EVNSPC; Hoàn thành triển khai thực hiện dự án khảo sát công nghệ 3D và Scan to BIM cho trạm biến áp 110kV; Hoàn thành triển khai đề tài “Sử dụng công cụ AI số hoá và xây dựng ứng dụng để quản lý, phổ biến tư liệu HLATVSLĐ tại Công ty Điện lực Bình Dương.

Bên cạnh đó, công tác chuyển đổi số đã diễn ra rất mạnh mẽ toàn diện ở các cấp trong toàn EVNSPC. Đến nay, EVNSPC hoàn thành 100% khối lượng và mục tiêu, trong đó hai lĩnh vực kỹ thuật và đầu tư xây dựng đã hoàn thành khối lượng công việc trước tiến độ, các lĩnh vực quản trị nội bộ, kinh doanh và dịch vụ khách hàng, viễn thông và công nghệ thông tin, Truyền thông chuyển đổi nhận thức hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ đúng tiến độ. Cụ thể:

Trong lĩnh vực quản trị nội bộ, EVNSPC đã áp dụng hệ thống Văn phòng số (DOffice) đến hơn 304 đơn vị cấp 3, cấp 4 bao gồm soạn thảo, soát xét, trình ký, phát hành, triển khai, phản hồi và ứng dụng toàn diện chữ ký số.

Trong lĩnh vực sản xuất, hoàn thiện CSDL của hệ thống phần mềm PMIS với tỷ lệ 100% số hoá thiết bị 110kV, 100% thiết bị trên lưới điện 22kV và hạ thế. Tất cả công ty điện lực thành viên đã thực hiện toàn bộ sửa chữa bảo dưỡng theo phương pháp CBM các thiết bị từ 110kV trở xuống. Tổng số thiết bị thực hiện CBM năm 2022 gồm 14.509 thiết bị trên lưới điện110kV; 188.828 thiết bị trung áp; Từ tháng 7/2022, Tổng công ty đã hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác Dashboard Kỹ thuật quản lý theo dõi, giám sát 17 chỉ tiêu kỹ thuật trên hệ thống Tableau BI-EVNSPC phục vụ cho Lãnh đạo và các bộ phận quản lý kỹ thuật từ Tổng công ty đến các đơn vị cấp 3

Trong lĩnh vực KD&DVKH, EVNSPC đã phát triển nhiều tiện ích để khách hàng có thể sử dụng thuận lợi, như: sử dụng các dịch vụ điện trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Website của EVNSPC, dịch vụ công cấp 4 tại các tỉnh/TP, ứng dụng di động thông minh, các nền tảng mạng xã hội …). Các dịch vụ điện được thực hiện mọi lúc, mọi nơi thông qua máy tính hay điện thoại thông minh.

Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, chỉ tiêu áp dụng đấu thầu qua hệ thống điện tử của Bộ KH&ĐT được EVNSPC và các đơn vị thành viên áp dụng triệt để. Năm 2022, EVNSPC đã thực hiện 1.671 gói thầu qua hệ thống đấu thầu điện tử đạt tỷ lệ 100%. Đã áp dụng nhật ký điện tử/biên bản nghiệm thu điện tử 100% các dự án đang giai đoạn thi công; 20% dự án lưới điện trung áp được áp dụng công nghệ AI trong phân tích hình ảnh để đánh giá chất lượng trong các bước thi công; 70% Dự án lưới điện từ 110kV áp dụng phần mềm quản lý tiến độ tiên tiến là Microsoft Project; đồng thời đưa vào ứng dụng các công nghệ khảo sát, thiết kế 3D, BIM.

Lĩnh vực VT&CNTT, đến hết năm 2022, EVNSPC cơ bản hoàn thành theo đúng nội dung, tiến độ đăng ký thực hiện, tỷ lệ hoàn thành đạt 100%, trong đó: 05 hạng mục hoàn thành 100% đã đưa vào khai thác; 02 hạng mục có lộ trình thực hiện dài hạn đã hoàn thành khối lượng năm 2022 và duy trì tiếp tục triển khai theo lộ trình các năm tiếp theo.

Trong công tác truyền thông, đào tạo, chuyển đổi nhận thức, EVNSPC đã thực hiện 226 tin bài về nội dung chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ mới trên các kênh truyền thông; Năm 2022 đã hoàn thành 14 khoá đào tạo về chuyển đổi số và an toàn thông tin trên không gian số và các bài E-learning theo kế hoạch đã được toàn thể CBCNV hoàn thành 100% yêu cầu.

Tái cơ cấu quản trị, thoái vốn

Trong năm 2022, EVNSPC đã đẩy mạnh việc thực hiện tái cơ cấu quản trị và sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp. Theo đó, EVNSPC tiếp tục rà soát, góp ý Đề án tách bạch về mô hình tổ chức khâu phân phối và khâu kinh doanh bán lẻ điện; Góp ý dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của EVNSPC; Đã trình EVN ban hành quyết định xếp hạng doanh nghiệp cho các đơn vị trực thuộc theo Văn bản số 5240/EVNSPC-TCNS ngày 04/7/2022.

Về tái cơ cấu về quản trị doanh nghiệp: Tiếp tục triển khai các giải pháp để thực hiện Đề án nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp trong EVN, EVNSPC đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Tiếp tục kiện toàn mô hình HĐTV EVNSPC, ban hành phân công nhiệm vụ trong HĐTV EVNSPC trên cơ sở các Quy chế quản trị trong EVN. Triển khai thực hiện đề án quản trị nguồn nhân lực của EVNSPC giai đoạn 2021-2025, cùng với đẩy mạnh chuyển đổi số, công tác đào tạo của EVNSPC đã thích ứng linh hoạt với cách làm mới hiệu quả, theo hướng tổ chức đào tạo trực tuyến, đào tạo qua E-learning.

EVNSPC cũng đồng thời thực hiện thoái vốn theo Quyết định 852/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại các nhà máy/công ty thủy điện, trong đó việc thoái vốn tại CTCP Thủy điện miền Trung (CHP), CTCP Thủy điện Sông Ba Hạ (SBH) dự kiến tiến hành bán đấu giá cổ phần trong trong quý III/2023. Ngoài ra, việc thoái vốn tại CTCP Đầu tư Kinh doanh Điện lực TP. HCM (Tradincorp) và CTCP EVN Quốc tế (EVNI) cũng đang được thực hiện theo kế hoạch. 

PV

Gửi cho bạn bè

Xem nhiều nhất