Chủ Nhật, 24/11/2024
Sinh hoạt chuyên đề "Phụ nữ trong mạch nguồn Văn hóa Việt Nam"

Tham dự sinh hoạt chuyên đề có đại diện Đảng ủy, Công đoàn, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ cơ quan, cùng toàn thể nữ cán bộ, công chức, người lao động cơ quan Ban Dân vận Trung ương tại Hà Nội.

Tại Bảo tàng, các đại biểu đã được nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ, Giám đốc Bảo tàng và cán bộ, nhân viên Bảo tàng giới thiệu về nền văn học, các nhà văn, các tác phẩm, các hiện vật tiêu biểu của văn học Việt Nam qua các thời kỳ.



 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

Bảo tàng Văn học Việt Nam được thành lập ngày 8 tháng 11 năm 2011 theo Quyết định số 1987/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua quá trình sưu tầm và trưng bày đến ngày 26 tháng 6 năm 2015, Bảo tàng Văn học Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan.

Bảo tàng Văn học Việt Nam, địa chỉ 275 Âu Cơ, phường Quảng An, quận Tây Hồ, TP Hà Nội, được xây dựng trên nền Trường Viết văn Quảng Bá của Hội Nhà văn Việt Nam những năm 60-70 của thế kỷ trước. Nơi đây đã lưu lại nhiều kỷ niệm của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng.

Là một trong số rất ít các Bảo tàng về văn học trong khu vực cũng như trên thế giới là nơi đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, giáo dục về nền văn học của dân tộc. Bảo tàng Văn học Việt Nam có 2 phần trưng bày chính.

– Phần trưng bày ngoài trời: giới thiệu về nền Văn học dân gian Việt Nam được tái hiện lại bằng các bức phù điêu bằng gốm trang trí xung quanh bảo tàng và hệ thống 20 tượng danh nhân văn học thời kỳ Cổ - Trung đại.

– Phần trưng bày trong nhà: Nơi đây đang lưu giữ và bảo quản hàng vạn hiện vật với diện tích trưng bày hơn 2000 m2. Đây là nơi giới thiệu về tiến trình lịch sử văn học Việt Nam từ thời kỳ nhà Lý cho tới nay, nơi lưu giữ rất nhiều tư liệu hiện vật về các nhà văn nổi tiếng trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học Việt Nam…. Mỗi hiện vật ẩn chứa những câu chuyện đầy xúc động và hấp dẫn về cuộc sống về quá trình sáng tác của các nhà văn, nhà thơ.

Tầng 1: Gian khánh tiết; Trưng bày giới thiệu về “Văn học Cổ - Trung đại Việt Nam” (từ thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 19); Tổ hợp "Học hành - Thị cử - Khoa bảng" trong thời kỳ phong kiến và "Lịch sử chữ viết Việt Nam".

Tầng 2: Trưng bày, giới thiệu về “Các nhà văn đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật”; Tổ hợp “Không gian văn hóa Xóm Chòi” (Nơi Hội văn nghệ Việt Nam đóng trụ sở làm việc trong kháng chiến chống Pháp).

Tầng 3: Trưng bày, giới thiệu về “Các nhà văn đoạt Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật”; “Các kỳ đại hội Hội nhà văn Việt Nam”.

Ngoài ra, còn có phòng trưng bày chuyên đề "Không gian sinh hoạt văn hóa nông thôn Việt Nam" và "Hợp tác quốc tế".

Hoàng Phong

Gửi cho bạn bè

Các tin khác

Xem nhiều nhất