|
Quang cảnh Hội nghị |
Đồng chí
Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận
Trung ương dự và chủ trì hội nghị. Đồng chủ trì Hội nghị có các đồng chí: Trần
Thanh Mẫn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam;
Trần Văn Rón, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long; Nguyễn Văn
Hùng, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Hà Ngọc Anh, Phó Trưởng Ban Dân vận
Trung ương. Tham dự Hội nghị có các đại biểu đại diện Ban Dân vận Trung ương,
MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; Ban Chỉ đạo Tây Nam
Bộ; thường trực một số tỉnh, thành ủy, UBND; đại diện lãnh đạo Ban Dân vận,
MTTQ của 22 tỉnh, thành trong khu vực...
Sau phát
biểu khai mạc, đề dẫn của đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Phó Trưởng Ban Dân vận
Trung ương và gợi ý thảo luận của các đồng chí chủ trì, Hội nghị đã lắng nghe 12 ý kiến phát biểu của các đồng chí lãnh đạo đại diện MTTQ
Việt Nam, các tỉnh ủy, thành ủy, UBND, Ban Dân vận và MTTQ các tỉnh, thành phố.
Các ý kiến phát biểu tại Hội nghị đã cho thấy trong hơn 03
năm triển khai thực hiện các Quyết định số 217, 218 của Bộ Chính trị (khóa XI)
các cấp ủy đảng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện cho hoạt động giám
sát, phản biện của MTTQ và các đoàn thể và nhân dân với nhiều cách làm hay,
sáng tạo. Các tỉnh ủy, thành ủy cũng tích cực quán triệt trong hệ thống chính
trị của địa phương về vai trò, vị trí của hoạt động giám sát, phản biện xã hội.
Qua đó đã tăng cường thực hành dân chủ, thực hiện QCDC ở cơ sở; thực hiện
phương châm gần dân, sát dân, có trách nhiệm với nhân dân; tổ chức nhiều cuộc tiếp
xúc, đối thoại, kết hợp mở nhiều kênh để tiếp thu góp ý, kiến nghị, của nhân
dân; chỉ đạo việc tiếp thu kiến nghị sau giám sát, phản biện; quan tâm bố trí
kinh phí cho hoạt động giám sát, phản biện xã hội và tích cực tuyên truyền, vận
động để nhân dân hưởng ứng, tham gia.
Chính quyền
các cấp nghiêm túc tiếp thu những kiến nghị của MTTQ và các đoàn thể; khi ban
hành chính sách bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân. Nghiêm túc thực
hiện các cuộc đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu với Nhân dân. Thực hiện cải
cách hành chính; chấn chỉnh thái độ, hành vi cán bộ, công chức trong công việc,
tiếp xúc với nhân dân, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa
XII), Chỉ thị số 05- CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII). Triển khai các mô hình
hoạt động tạo thuận lợi cho nhân dân và doanh nghiệp đến giải quyết công việc. MTTQ
và đoàn thể các cấp đã xây dựng được quy trình giám sát, phản biện; tổ chức nhiều
hội nghị chuyên đề, hội nghị tập huấn về hoạt động giám sát, phản biện xã hội. Có
nhiều cách làm sáng tạo như tỉnh Bình Thuận đã xuất bản Sổ tay về giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng
chính quyền phát xuống tận cơ sở để hướng dẫn việc tổ chức thực hiện. Tỉnh
Lâm Đồng đã đã thành lập Tổ tư vấn, gồm những chuyên gia đầu ngành thể đóng góp
ý kiến xây dựng, phản biện chính sách... Tỉnh Bình Dương khi xây dựng dự thảo
các đề án, chính sách mới liên quan đến đời sống nhân dân đã tổ chức nhiều hội
nghị, hội thảo, mời MTTQ và các đoàn thể, các chuyên gia nghe, phản biện…
|
Đồng chí
Trương Thị Mai và các đại biểu dự hội nghị
|
Phát biểu tại
Hội nghị, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khẳng
định chưa bao giờ các quy định của Đảng, Hiến pháp và hệ thống pháp luật của
Nhà nước về giám sát và phản biện xã hội lại đầy đủ như hiện nay. Những khó
khăn như kinh phí cho hoạt động giám sát, phản biện xã hội đã dần được tháo gỡ.
Trên cơ sở đó, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đã đẩy mạnh công khai,
minh bạch hoạt động giám sát, phản biện để nhân dân biết, giám sát; đã xây dựng
nhiều kênh tiếp nhận thông tin giám sát, phản biện của nhân dân; tích cực tham
gia đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân và đang xây dựng quy trình
tiếp thu ý kiến phản ánh của nhân dân với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Cùng với sự quan tâm lãnh đạo của
Đảng, hỗ trợ tích cực của Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương và
cấp ủy, chính quyền các cấp; MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân
đã triển khai các Quyết định số 217, 218 ngày càng có chất lượng, hiệu quả, thiết
thực, đi vào cuộc sống với những dấu ấn rõ nét…
Các ý kiến tại
hội nghị thống nhất hoạt động giám sát, phản biện phải đặt dưới sự lãnh đạo trực
tiếp của cấp ủy Đảng; được quán triệt sâu sắc trong toàn bộ hệ thống chính trị
và nhân dân. MTTQ và đoàn thể cần xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung, phương
thức tổ chức, phối hợp phù hợp và được cấp ủy thông qua, thường xuyên lãnh đạo,
chỉ đạo, định hướng kịp thời để có sự tập trung, tránh trùng lặp, thiết thực và
nhanh chóng tháo gỡ những vấn đề phát sinh. Nội dung giám sát, phản biện dựa
trên những vấn đề nhân dân cần thiết, nói lên tâm tư, nguyện vọng, bức xúc của
đông đảo quần chúng nhân dân. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội được thực hiện
với nhiều hình thức. Người làm giám sát, bản biện cần có năng lực, bản lĩnh; có
kiến thức, hiểu biết về quy trình, phạm vi, đối tượng, nội dung giám sát, phản
biện; phát huy được lực lượng cộng tác viên, chuyên gia trong các lĩnh vực tham
gia phản biện... Bảo đảm ngân sách cho MTTQ và các đoàn thể cho hoạt động giám
sát, phản biện.
Tuy nhiên,
nhiều ý kiến cũng cho rằng hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các
đoàn thể mới chỉ mạnh ở Trung ương và cấp tỉnh; cấp huyện, xã thực hiện còn nhiều
lúng túng. Công tác phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể
chưa nhịp nhàng. Việc lựa chọn nội dung giám sát còn giàn trải, chất lượng chưa
cao, chưa gắn với những vấn đề thiết thực, những vụ việc gây bức xúc trong cán
bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân. Việc góp ý đối với sự lãnh đạo,
chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức,
nhất là người đứng đầu còn hạn chế. Đối tượng giám sát mới chủ yếu là các cơ
quan, tập thể, chưa thực hiện giám sát cá nhân. Năng lực, bản lĩnh của đội ngũ
cán bộ làm công tác giám sát, phản biện xã hội, nhất là ở cấp cơ sở chưa bảo đảm.
Việc thực hiện giải quyết các kiến nghị sau giám sát chưa có chế tài bắt buộc,
chưa được quan tâm theo dõi.
|
Đồng chí Trương Thị
Mai phát biểu chỉ đạo Hội nghị
|
Phát biểu chỉ
đạo và kết luận hội nghị, đồng chí Trương
Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung
ương khẳng định: Kết quả các hội nghị chuyên đề về hoạt động giám sát,
phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể đã chứng tỏ việc ban hành và tổ chức
thực hiện các Quyết định số 217, 218 của Bộ Chính trị (khóa XI) là rất cần thiết,
góp
phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch,
vững mạnh thời gian qua. Hội nghị đã đem lại những kinh nghiệm bổ ích, nhận
thức mới để triển khai hoạt động giám sát, phản biện có hiệu quả. Nơi nào quan
tâm làm tốt các Quyết định số 217, 218, tích cực lắng
nghe, đối thoại thì nơi đó càng tiếp thu được những ý kiến hay, những vấn đề tốt
để phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển và giải quyết được những điểm
nóng, phức tạp.
Đồng chí
Trương Thị Mai nhấn mạnh: Hiện nay việc phát huy dân chủ đại diện thông qua các
cơ quan dân cử Quốc hội và HĐND (giám sát mang tính chất quyền lực của Nhà nước)
và thông qua MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội (giám sát mang tính chất xã
hội) là khác nhau nhưng không tách rời mà hỗ trợ lẫn nhau và cần tiếp tục được
nghiên cứu để trở thành tiếng nói chung cho những vấn đề nhân dân quan tâm, bảo
vệ quyền và lợi ích của người dân để các cơ quan chức năng liên quan lắng nghe
và thực hiện. Bên cạnh đó cũng cần tìm các cơ chế để phát huy dân chủ trực tiếp,
tiếp nhận những ý kiến phản biện, đóng góp, xây dựng của người dân với Đảng,
Nhà nước. MTTQ và đoàn thể cần tìm cơ chế phối hợp, phát huy sự tham gia của các
cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức xã hội… và nhân dân để tăng hiệu quả
giám sát, phản biện. Thực hiện các Quyết định số 217, 218 cần bảo đảm
nguyên tắc: Sự lãnh đạo của Đảng là tất
yếu trong cả quá trình. Việc thể chế hóa đóng vai trò quan trọng. Việc tổ chức, triển khai thực hiện của MTTQ
và các đoàn thể chính trị - xã hội đóng vai trò quyết định. Để thực hiện có hiệu
quả các Quyết định số 217, 218 cần bảo đảm 4 bước: 1. Lựa chọn đúng và kịp thời những vấn đề trọng tâm, quan trọng để
báo cáo cấp ủy, chính quyền chỉ đạo, tổ chức thực hiện. 2. Lựa chọn cách thức để giám sát, phản biện phù hợp. 3. Kiến nghị đúng, trúng, phù hợp để được
tiếp thu, triển khai. 4. Có cơ chế
giám sát việc triển khai, thực hiện kiến nghị. Đối với việc giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người đứng đầu,
cán bộ chủ chốt, cán bộ, đảng viên, đồng chí Trương Thị Mai tiếp thu ý kiến
theo hướng: MTTQ, đoàn thể và nhân dân nắm tình hình nhân dân, phản ánh
dư luận và báo cáo cấp ủy; sau khi tiếp nhận phản ánh, cấp ủy phải có trách nhiệm
thông tin kết quả xử lý lại với MTTQ, đoàn thể và nhân dân.
|
Đồng chí Trương Thị Mai gặp mặt, tặng quà Ban Dân vận Tỉnh ủy Vĩnh Long |
Cùng ngày, đồng
chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban
Dân vận Trung ương; đồng chí Trần Văn Rón, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh
ủy Vĩnh Long và đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương đã tới thăm, nói chuyện
với cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động Ban Dân vận Tỉnh ủy Vĩnh Long.
Đồng chí Trương Thị Mai ghi nhận những kết quả đạt được của Ban Dân vận Tỉnh ủy
Vĩnh Long thời gian qua và đề nghị: Lãnh đạo, cán bộ, đảng viên, công chức, người
lao động Ban Dân vận Tỉnh ủy tiếp tục quán triệt thực hiện tốt các nhiệm vụ
chính trị được giao, trọng tâm là tham mưu để Tỉnh ủy Vĩnh Long lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết, kết luận, văn bản của Đảng về công tác
dân vận; đặc biệt là Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về công tác dân vận và
Chương trình hành động số 31-Ctr/BDVTW ngày 18/5/2016 của Ban Dân vận Trung
ương về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII của Đảng về công tác dân vận.
Phan Thanh