Thứ Bảy, 30/11/2024
Họp Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết số 24 về công tác dân tộc

 Quang cảnh buổi làm việc

Dự buổi làm việc có các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo, các đồng chí lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương và đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương...

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã nghe, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng, xác đáng vào đề cương báo cáo tổng kết Nghị quyết 24; về phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể thành viên BCĐ; về kế hoạch tổ chức các đoàn kiểm tra, nghiên cứu, khảo sát... phục vụ tổng kết.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết số 24 và Chỉ thị số 45 nhấn mạnh yêu cầu các thành viên sau cuộc họp phát huy tốt vai trò, trách nhiệm giúp Ban Chỉ đạo hoàn thành các báo cáo tổng kết trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư có chất lượng. Qua đó tham mưu để Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành các văn bản kết luận quan trọng, là cơ sở cho Nhà nước ban hành các chính sách mới đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.

Tiếp thu, ghi nhận các ý kiến tại buổi làm việc, đồng chí Trương Thị Mai đề nghị báo cáo của các ban, bộ, ngành, địa phương với Ban Chỉ đạo Trung ương để xây dựng báo cáo trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải kế thừa hệ thống các văn bản của Đảng về công tác dân tộc đã ban hành; khớp nối, cập nhật với các số liệu, vấn đề mới thực tiễn đang đòi hỏi, cũng như các chương trình, đề án về dân tộc, miền núi do các cơ quan Trung ương, ban, bộ, ngành đang nghiên cứu thực hiện, đặc biệt là Đề án về Chính sách đối với dân tộc, miền núi giai đoạn 2021 – 2026 và quá trình xây dựng, đóng góp ý kiến với Tiểu ban Văn kiện chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng về công tác dân tộc.

Qua thực tế đối thoại, trao đổi, tiếp xúc với người dân nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở nhiều vùng, miền trên cả nước, đồng chí Trương Thị Mai đưa ra một ví dụ về ban hành chính sách thế nào cho phù hợp: “Người nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ cần vay 10 triệu để đầu tư 01 xe bán bánh mì là có thể xóa nghèo, trong khi đó người nghèo ở Tây Nguyên cho vay 10 triệu thì lại khó khăn khi không đủ đầu tư cho trồng cây cà phê hay cao su để xóa nghèo trên vùng đất của mình. Như vậy, không phải cứ ở thành phố cần vay vốn nhiều và ở miền núi cần vay ít”... Từ thực tế đó, đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh: “Yêu cầu quan trọng nhất của chúng ta là phải rà soát được tất cả các chính sách; đánh giá việc thực hiện các chính sách đó; và đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành chính sách mới phù hợp đối với đồng bào dân tộc thiểu số”…

Phan Thanh

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Xem nhiều nhất