|
Quang cảnh Hội nghị
|
Dự Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Lam, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương; các đồng chí Ủy viên BTV Thành ủy Hà Nội; lãnh đạo Ban Dân vận Thành ủy và đại diện lãnh đạo: HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố; các quận, huyện, thị ủy, đảng ủy trực thuộc Thành ủy; các sở, ban, ngành; UBND, Ủy ban MTTQ các quận, huyện, thị xã; Trưởng Ban Dân vận các quận, huyện, thị ủy trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Quyết định số 2200-QĐ/TU tại Hội nghị, đồng chí Trịnh Huy Thành, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội cho thấy: Sau 05 năm triển khai thực hiện, Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đã phát huy hiệu quả và được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Đa số kiến nghị, đề xuất hợp pháp, chính đáng của nhân dân đã được cấp ủy, chính quyền tiếp thu và xử lý từ cơ sở, hạn chế được bức xúc, khiếu kiện đồng người, vượt cấp. Nhận thức của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cán bộ, công chức, viên chức đối với việc phát huy dân chủ, tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhân dân được nâng lên; đồng thời, nhận thức của người dân về quyền làm chủ cũng sâu sắc và toàn diện hơn.
Trong
quá trình tổ chức đối thoại định kỳ, đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo
như: sử dụng phiếu xin ý kiến rộng rãi đến các đại biểu nhân dân địa
phương trước khi tiếp xúc, đối thoại; giao các đồng chí ủy viên thường
vụ, phụ trách địa bàn trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo và theo dõi việc thực
hiện kết luận hội nghị đối thoại; mời chuyên gia, nhà khoa học tham gia
đối thoại; huyện về xã, xã về thôn để thực hiện đối thoại; mở rộng đối
tượng chủ trì và tham gia đối thoại…
Một số tiếp xúc, đối thoại đột xuất
tiêu biểu đạt được nhiều kết quả, kịp thời giải quyết các điểm nóng,
bức xúc về an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường, công tác
giải phóng mặt bằng trên địa bàn như ở huyện Mỹ Đức, Sóc Sơn, Sơn Tây,
Hà Đông, Ứng Hòa…
|
Nhìn chung, công tác tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân được triển khai trong không khí dân chủ, cởi mở. Vai trò giám sát của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội về tổ chức tiếp xúc, đối thoại, thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau đối thoại được phát huy. Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong tham mưu, tổ chức đối thoại ngày càng chặt chẽ, khoa học và hiệu quả.
Việc thực hiện Quyết định số 2200-QĐ/TU của Thành ủy đã góp phần tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt hơn các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo, điều hành của địa phương, ủng hộ và tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng từng địa phương và Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", tạo đồng thuận cao trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Thành phố, nhất là đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân khi triển khai những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, điển hình trong công tác phòng chống đại dịch Covid-19 thời gian qua. Việc tiếp thu ý kiến góp ý của nhân dân tại các buổi đối thoại góp phần phát huy dân chủ, củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, chính quyền với nhân dân Thủ đô. Đặc biệt, đã giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, đào tạo, rèn luyện cán bộ lãnh đạo, quản lý toàn diện về kiến thức, kỹ năng, tác phong, bản lĩnh; đồng thời, kết quả thực hiện đối thoại là một trong những căn cứ để đánh giá cán bộ, đánh giá sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ cấp ủy, lãnh đạo chính quyền các cấp.
|
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến
và Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản
trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc
|
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, báo cáo cũng chỉ rõ một số hạn chế, tồn tại trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 2200-QĐ/TU. Công tác tuyên truyền và việc vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia tiếp xúc, đối thoại với cấp ủy, chính quyền tại một số nơi còn chưa được coi trọng. Một số nơi còn lúng túng trong công tác chuẩn bị, điều hành, tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân; bố trí thời gian thực hiện các nội dung trong hội nghị đối thoại còn chưa hợp lý. Một số địa phương, đơn vị xác định nội dung tổ chức đối thoại chưa đúng mục đích, yêu cầu theo Quyết định số 2200-QĐ/TU, lựa chọn đối thoại định kỳ theo chuyên đề còn ít; phần lớn nội dung đối thoại còn nặng về giải quyết những kiến nghị, những vụ việc dân sinh bức xúc, mang tính nhỏ lẻ, chưa nhiều ý kiến đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tham vấn giúp cấp ủy, chính quyền trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hiến kế phát triển kinh tế - xã hội…
Hội nghị đã nghe tham luận của đại diện lãnh đạo một số quận, huyện, thị ủy nhằm làm rõ hơn các kết quả thực hiện, chia sẻ những kinh nghiệm hay, bài học quý trong việc triển khai Quyết định số 2200-QĐ/TU của Thành ủy và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện Quyết định số 2200-QĐ/TU nói riêng, công tác tiếp xúc, đối thoại nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội ghi nhận và đánh giá cao kết quả mà các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt được trong thực hiện Quyết định số 2200-QĐ/TU. Sau 5 năm triển khai thực hiện, Quy chế đã từng bước đi vào cuộc sống, trở thành hoạt động nền nếp, thường xuyên của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp từ thành phố đến cơ sở. Qua đó, góp phần tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị thành phố và củng cố niềm tin của nhân dân Thủ đô với cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp.
|
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận Hội nghị
|
Để triển khai thực hiện tốt hơn nữa Quyết định số 2200-QĐ/TU, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy yêu cầu tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt các Quyết định số 217-QĐ/TW, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI), Quyết định số 2200-QĐ/TU gắn với việc thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của BCH Trung ương Đảng (khóa XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
Bên cạnh đó, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền trong việc tạo điều kiện để MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và nhân dân tham gia tiếp xúc, đối thoại. Chỉ đạo các cơ quan đơn vị phối hợp với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại hằng năm, nội dung bám sát nhiệm vụ chính trị của từng địa phương; đề ra giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, đồng bộ, đôn đốc thực hiện Quy chế tiếp xúc, đối thoại.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũng yêu cầu, các cấp, ngành đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, cách thức tổ chức tiếp xúc, đối thoại. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả tiếp xúc, đối thoại; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, công khai dân chủ, phát huy dân chủ trong việc thực thi các chủ trương của Thành phố. MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện tốt vai trò vận động, tham gia tiếp xúc, đối thoại đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, nhân dân… góp phần tạo đồng thuận xã hội để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Thành ủy.
Cũng tại Hội nghị, lãnh đạo Thành ủy Hà Nội đã trao Bằng khen của Ban Thường vụ Thành ủy cho 10 tập thể, 10 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Quyết định số 2200-QĐ/TU.
Trong
tiếp xúc đối thoại định kỳ, từ năm 2017 đến nay, cấp thành phố đã tổ
chức được 18 hội nghị; cấp quận, huyện, thị xã tổ chức được 210 hội
nghị; cấp xã, phường, thị trấn tổ chức được 2.984 hội nghị tiếp xúc, đối
thoại giữa lãnh đạo các cấp với MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội,
cán bộ, đoàn viên, hội viên và tầng lớp nhân dân.
Trong
tiếp xúc, đối thoại thường xuyên, MTTQ các cấp phối hợp với Thường trực
HĐND, UBND cùng cấp tổ chức hơn 1.200 kỳ tiếp xúc cử tri trước và sau
kỳ họp với đại biểu Quốc hội, HĐND thành phố và hơn 5.760 cuộc tiếp xúc
cử tri với đại biểu HĐND các quận, huyện, thị xã trước và sau các cuộc
họp định kỳ, bất thường. Từ năm 2017 đến nay, Đại biểu HĐND thành phố đã
thực hiện 20 cuộc tiếp xúc cử tri trước, sau các kỳ họp của HĐND thành
phố và 10 cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề.
|
Tin và ảnh: Ngọc Mai