Chủ Nhật, 22/12/2024
PVEP: Động lực đầu tư ra nước ngoài nhờ dự thảo đổi mới nghị định 124
Giàn khai thác mỏ Sư Tử Trắng

Nỗ lực gia tăng trữ lượng khai thác dầu 

Những năm qua, ngoài đảm bảo hoạt động khai thác trong nước, PVEP còn đẩy mạnh hoạt động đầu tư mở rộng các dự án thăm dò ra nước ngoài theo đúng chủ trương của Đảng, Chính phủ và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Tháng 8/2000, PVEP chính thức trở thành nhà đầu tư dầu khí quốc tế thông qua hoạt động nhận chuyển nhượng 4,5% cổ phần dự án Lô PM304, ngoài khơi Malaysia từ Amerada Hess. Tiếp nối là sự kiện đón dòng dầu đầu tiên từ mỏ Cendor của Lô PM304 vào năm 2006.Việc không ngừng nâng cao trình độ tay nghề cũng như cập nhật thường xuyên các ứng dụng khoa học công nghệ đã giúp PVEP tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới trong: thăm dò, khai thác, khoan, công nghệ mỏ, an toàn sức khỏe và môi trường, quản trị nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin... PVEP nỗ lực khắc phục mọi khó khăn để từng bước chinh phục các dự án phức tạp về địa nơi địa bàn xa xôi tận Châu Phi, Nam Mỹ, Caribe, Trung Đông, Trung Á, bên cạnh một số dự án tại khu vực Đông Nam Á. 

Tính đến hết năm 2022, sản lượng khai thác toàn mỏ, bao gồm các dự án trong nước tính 100%, dự án nước ngoài theo quyền lợi tham gia của PVEP đã khai thác được 996 triệu thùng dầu và 3.368 Bcf khí bán. Đặc biệt, ngày 08/02/2023, PVEP chính thức đạt mốc sản lượng khai thác 1 tỷ thùng dầu, ghi nhận dấu mốc mới trên hành trình phát triển. PVEP đã tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới trong các lĩnh vực (thăm dò, khai thác, khoan, công nghệ mỏ, an toàn sức khỏe và môi trường, quản trị nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin...) có sức cạnh tranh cao trong và ngoài nước. Hiện nay, PVEP đang triển khai 35 dự án dầu khí (29 dự án trong nước và 6 dự án nước ngoài). Với các dự án tại nước ngoài, có thể kể đến các dự án rất hiệu quả như dự án trên sa mạc ở Algeria, khai thác được khoảng 18.000 thùng dầu/ngày. Dự án ở gần khu vực Malaysia, khai thác khoảng 12.000 – 15.000 thùng/ngày.

Mở rộng cơ hội đầu tư cùng Dự thảo thay thế nghị định 124/2017/NĐ-CP

Qua thống kê, ngành dầu khí có 32 dự ánĐTRNN đã ký kết, gồm 5 dự án tìm kiếm dầu khí, 21 dự án thăm dò dầu khí, 6 dự án mua mỏ và mua trữ lượng. Tổng trữ lượng dầu đã phát hiện và mua quyền sở hữu khoảng 145 triệu tấn dầu thô.Tuy nhiên, còn rất nhiều vướng mắc trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài bởi liên quan đến tổng mức đầu tư, hạn mức chuyển tiền ra nước ngoài và giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh. Đặc biệt là với các dự án khoan thăm dò khi kết thúc không phát hiện dầu khí (dự án không thành công) nhưng lại có tổng vốn đầu tư bị vượt con số được phê duyệt ban đầu. Khi đó, chủ đầu tư phải xin phép và việc xin phép này liên quan rất nhiều thủ tục như xin điều chỉnh báo cáo đầu tư, xin hạn mức đầu tư điều chỉnh… 

Trong thực tế, nhiều dự án dầu khí như vậy của PVEP có nguy cơ phát sinh chi phí như phạt hợp đồng, phí trọng tài… do vẫn chờ được phê duyệt để kết thúc đầu tư. Do đó, nhiều năm qua, PVEP đã phát triển đội ngũ nhân lực có kinh nghiệm nhất định nhằm tăng cường đầu tư vào các dự án dầu khí mới ở nước ngoài. Công tác quản trị được siết chặt và thay đổi theo hướng tinh gọn. Tất cả các chi phí liên quan đến sản xuất, khai thác đều được cải thiện đáng kể và đem lại hiệu quả tiết kiệm chi phí tối đa.Tuy nhiên, điều PVEP đang rất cần có hành lang pháp lý phù hợp, được tạo điều kiện đơn giản hoá các quy trình, thủ tục phê duyệt các dự án dầu khí mới, tránh kéo dài gây lãng phí trong quá trình chuẩn bị. Việc triển khai sớm, nhanh, có hiệu quả các dự án chắc chắn sẽ đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Vì vậy, ngày 15/11/2022,Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 124/2017/NĐ-CP ngày 15/11/2017 về ĐTRNN trong hoạt động dầu khí đã được gửi lấy ý kiến bằng văn bản các bộ, ngành, địa phương liên quan, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí (PVN và PVEP). 

Về điểm mới, Dự thảo Nghị định lần này đã quy định rõ hơn về quy trình xây dựng dự án ĐTRNN mới về dầu khí theo tinh thần của Luật Đầu tư 61/2020/QH14 của Quốc hội ngày 17/6/2020. Trong đó, quy định rõ thủ tục hồ sơ từ xây dựng dự án, thẩm định và phê duyệt chủ trương, tới phê duyệt và cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án đầu tư mới. Đối với nội dung: chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, góp vốn thực hiện dự án ở nước ngoài, chuyển khoản thu hồi vốn và lợi nhuận từ dự án dầu khí ở nước ngoài về Việt Nam, xử lý chi phí không có khả năng thu hồi từ dự án ở nước ngoài đều được chỉnh sửa, bổ sung phù hợp với thực tế triển khai. Riêng công tác quản lý nhà nước đối với ĐTRNN sẽ quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan liên quan trên cơ sở tham khảo nghị định số 31/2021/NĐ-CP; đồng thời bổ sung trách nhiệm báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 73 Luật Đầu tư năm 2020. Dự thảo Nghị định còn xóa bỏ một số điều được cho là không cần thiết như: quy trình, thủ tục liên quan đến chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, rút ngắn thời gian thẩm định, về thuê dịch vụ và mua sắm,… do đã được quy định tại pháp luật hiện hành hoặc không phát sinh trong thực tế triển khai ĐTRNN trong hoạt động dầu khí. Dự thảo Nghị định được hoàn thành và sớm áp dụng chắc chắn sẽ giải quyết được các tồn đọng cơ bản đối với các dự án ĐTRNN của các đơn vị trong lĩnh vực dầu khí đặc biệt là các dự án PVEP đang triển khai. 

Trước mắt, PVEP  tiếp tục tập trung vào điều hành các dự án theo đúng kế hoạch chi tiết đã đề ra. Việc kiểm soát chặt chẽ phương án thi công từ khâu huy động giàn cho tới mua sắm thiết bị vật tư sẽ giúp các bộ phận quản lý khoa học, tiết giảm được chi phí trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tìm kiếm thăm dò, khai thác hiệu quả. Về lâu dài, PVEP chú trọng đánh giá các danh mục đầu tư, các mỏ nhỏ cận biên để lên các chiến lược, định hướng phát triển theo đúng quy định của Luật Dầu khí 2022. Riêng với các giải pháp về tài chính, PVEP sắp xếp lại vốn các dự án trọng điểm, tối ưu các hợp đồng tín dụng để huy động vốn theo các kỳ hạn khác nhau. 

Với những điều kiện ưu đãi cùng với các thủ tục đầu tư rõ ràng, trong bối cảnh giá dầu ổn định, PVEP sẽ chú trọng kiểm soát chi phí, kiểm soát công nghệ để triển khai các dự án đấy một cách hiệu quả, đem lại nguồn thu cho đất nước.  PVEP hướng tới đa dạng hóa các phương pháp tiếp cận cũng như tranh thủ cơ hội tham gia các hợp đồng tiềm năng ngay giai đoạn thăm dò,tìm kiếm các mỏ ở giai đoạn mới khai thác,mua các tài sản dầu khí có trữ lượng đã được xác minh. Việc  gia tăng trữ lượng dầu nhờ ĐTRNN không chỉ giúp những người dân được tiếp cận những nguồn năng lượng chi phí hợp lý mà còn là nhiệm vụ mục tiêuPVEPtriển khai sâu rộng trong thời gian tới nhằmđảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. 

Nguyễn Hạnh


Gửi cho bạn bè

Xem nhiều nhất