Thứ Sáu, 22/11/2024
Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025

Điều 1. Phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chc, viên chức giai đoạn 2016 - 2025 với những nội dung chủ yếu sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Cán bộcông chức đang công tác trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

2. Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

3. Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi là viên chức).

4. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

II. YÊU CẦU

1. Nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

2. Bảo đảm nâng cao năng lực, kỹ năng thực thi công vụ được giao; ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; gắn đào tạo, bồi dưỡng với nhu cầu và quy hoạch sử dụng lâudài. Có cơ chế khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức nữ, người dân tộc thiểu số; cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn học tập nâng cao trình độ, năng lực làm việc.

3. Tăng cường trách nhiệm và tạđiều kiện cho người đứng đầu cơ quan quản lý, người đứng đầu đơn vị sử dụng và bản thân cán bộ, công chức, viên chức tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng một cách tích cực.

4. Xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; thu hút và tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo, nghiên cứu có đủ năng lực tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

5. Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm hay về đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước, đồng thời chủ động nghiên cứu kinh nghiệm tiên tiến của các nước, áp dụng phù hợp vào thực tiễn của Việt Nam.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế.

2. Các mục tiêu cụ thể

a) Xây dựng hệ thống thể chế thống nhất, đồng bộ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và yêu cầu hội nhập quốc tế; hệ thống chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức học tập và tự học để không ngừng nâng cao trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.

b) Tổ chc hệ thống quản lý và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gọn nhẹ, khoa học, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng.

c) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động thựhiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

- Đối với cán bộ, công chức ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện

+ Tập trung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng - an ninh, tin học, ngoại ngữ. Phấn đấu đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định trước khi bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý.

+ Bảo đảm hàng năm ít nhất 80% cán bộ, công chức được cập nhật kiến thức pháp luật, được bồi dưỡng về đạo đức công vụ; 70% được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ.

- Đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

+ Đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 90% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm.

+ Hàng năm, ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ.

+ Đến năm 2025, 100% cán bộ, công chức người dân tộc Kinh công tác tại vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống sử dụng đượít nhất một thứ tiếng dân tộc tại địa bàn công tác.

+ Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bồi dưỡng cập nhật và nâng cao kỹ năng, phương pháp hoạt động ít nhất 01 lần trong thời gian 02 năm.

- Đối với viên chức

+ Bảo đảm đến năm 2020, ít nhất 60% và đến năm 2025, 100% viên chức được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

+ Đến năm 2020, ít nhất 70% và đến năm 2025, 100% viêchức giữ chức vụ quản lý được bồi dưỡng năng lực, kỹ năng quản lý trước khi bổ nhiệm.

+ Hàng năm, ít nhất 60% viên chức được bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp; cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành.

- Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

+ 100% đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 và nhiệm kỳ 2021-2026 được bồi dưỡng kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng và phương pháp hoạt động.

+ Đại biểu được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng và phương pháp hoạt động ít nhất 01 lần trong nhiệm kỳ.

IV. NỘI DUNG

1. Về bi dưỡng

a) Lý luận chính trị

- Bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, cho các chức danh công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã.

- Cập nhật nội dung các văn kiện, nghị quyết, đường lối của Đảng; cập nhật nâng cao trình độ lý luận chính trị theo quy định.

b) Kiến thức quản lý nhà nước

- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn chức danh công chức; tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý.

- Cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp quản lý chuyên ngành; kiến thức, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.

- Cập nhật kiến thức pháp luật, văn hóa công sở, nâng cao ý thức đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp.

c) Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh theo các chương trình quy định cho cán bộ, công chức, viên chức.

d) Cập nhật và nâng cao kiến thức, năng lực hội nhập quốc tế.

đ) Bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ theo tiêu chuẩn quy định; tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

2. Về đào tạo

a) Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học cho cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với điều kiện và yêu cầu phát triển của từng vùng, miền.

b) Đào tạo trình độ đại học cho cán bộ, công chức ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện trong trường hợp cơ quan, đơn vị được tổ chức, sắp xếp lại mà không thể bố trí được công việc phù hợp với chuyên môn đã được đào tạo trước đó.

c) Đào tạo trình độ sau đại học phù hợp với vị trí việc làm cho cán bộ, công chức ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện bảo đảm theo quy hoạch và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

d) Khuyến khích tự học và đào tạo trình độ sau đại học cho viên chức phù hợp với chuyên môn, gắn với quy hoạch sử dụng lâu dài đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

V. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong việc bảo đảm chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.

a) Không ngừng nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là giải pháp quan trọng hàng đầu góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với điều kiện thực hiện chính sách tinh giản biên chế của Đảng, Nhà nước.

b) Quán triệt và học tập tư tưng Hồ Chí Minh: “học để làm việc”, “làm việc gì thì học để làm việc ấy cho tốt”.

c) Đề cao tinh thần học và tự học; tăng cường nhận thức về trách nhiệm học tập suốt đời, không ngừng nâng cao năng lực làm việc, năng lực thực thi nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội tạo điều kiện và hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức được cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm làm việc để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.

d) Tất cả các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có đủ năng lực đều được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia tổ chức bồi dưỡng; cán bộ, công chức, viên chức được lựa chọn những chương trình bồi dưỡng cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng phù hợp với công việc, vị trí việc làm đang đảm nhận.

2. Xây dựng hệ thống thể chế đồng bộ, khoa học

a) Xây dựng Nghị định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức và hội nhập quốc tế.

b) Xây dựng Thông tư hướng dẫn điều kiện, tiêu chí để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tham gia bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

c) Xây dựng cơ chế đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong việc xác định nhu cầu và cử cán bộ, công chức, viên chức tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm hiệu quả gắn với yêu cầu công việc; cơ chế khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức học và tự học để đáp ứng yêu cầu trình độ theo quy định, không ngừng nâng cao trình độ và năng lực làm việc.

3. Sắp xếp, nâng cao năng lực, chất lượng hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

a) Nghiên cứu sắp xếp hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo hướng tinh gọn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quy mô, hình thức đào tạo, bồi dưỡng: không nhất thiết bộ, ngành nào cũng có cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

b) Xây dựng đội ngũ giảng viên

- Giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phải có trình độ chuyên môn phù hợp, có ít nhất 05 năm kinh nghiệm hoạt động thực tiễn quản lý và có năng lực sư phạm.

- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phải xây dựng đội ngũ giảng viên thnh giảng; bảo đảm sau năm 2020, giảng viên thỉnh giảng đảm nhiệm từ 50% trở lên thời lượng của các chương trình đào tạo, bồi dưỡng mà cơ sở thực hiện.

- Có kế hoạch thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực, trình độ và phương pháp sư phạm cho giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

- Các bộ, ngành, địa phương xây dựng quy chế quy định trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp tham gia giảng dạy cập nhật kiến thức, trang bị kỹ năng, phương pháp vàtrao đi kinh nghiệm quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ phù hợp với bộ, ngành, địa phương.

c) Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm các điều kiện dạy và học có chất lượng.

d) Xây dựng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia trở thành những trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ngang tầm khu vực.

4. Biên soạn mới, nâng cao chất lượng chương trình bồi dưỡng

a) Quy định các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức về lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng - an ninh bảo đảm tính hệ thống, tính thứ bậc và sự phù hợp với vị trí công tác.

b) Tổ chức rà soát, đánh giá chất lượng các chương trình bồi dưng kiến thức quản lý nhà nước hiện đang sử dụng; tiến hành cập nhật, biên soạn lại (nếu cần thiết) bảo đảm tính khoa học, tính ứng dụng của các chương trình; hạn chế tối thiểu sự trùng lặp.

c) Tổ chức biên soạn các chương trình bồi dưỡng về đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp.

d) Tăng cường, khuyến khích biên soạn những chương trình bồi dưỡng ngắn ngày cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng theo nhu cầu; kỹ năng theo hướng “cầm tay chỉ việc”.

5. Nâng cao năng lực quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng

a) Quán triệt nhận thức và trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.

b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng và phương pháp quản lý cho công chức, viên chức tham mưu quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng của các bộ, ngành, địa phương.

6. Thực hiện quản lý chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

a) Nghiên cứu xây dựng và ban hành bộ tiêu chí bảo đảm và đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với điều kiện Việt Nam, tiến tới đáp ứng thông lệ quốc tế sau năm 2020.

b) Tổ chức đánh giá chất lưng đào tạo, bồi dưỡng với nhiều, hình thức khác nhau như: đánh giá trong, đánh giá ngoài hoặc thuê cơ quan đánh giá độc lập.

c) Các bộ, ngành, địa phương, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện quản lý chất lượng đào tạo, bồi dưỡng từ sau năm 2020.

7. Hợp tác quốc tế

a) Có cơ chế huy động các tổ chức, cá nhân có năng lực, uy tín nước ngoài tham gia giảng dạy cho các khóa đào tạo, bồi dưng cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt đối với các khóa cập nhật kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nâng cao năng lực hội nhập.

b) Hàng năm, lựa chọn và cử khoảng 500 cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tham gia các khóa học ở nước ngoài phù hợp với chức danh và yêu cầu nhiệm vụ được giao.

c) Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức như: du học, du học tại chỗ, kết hp đào tạo, bồi dưỡng trong nước với học tập, nghiên cứu ở nước ngoài.

8. Hình thức bồi dưỡng

Áp dụng các hình thức bồi dưỡng: tập trung, bán tập trung, vừa làm vừa học, bồi dưỡng từ xa phù hợp với mục tiêu, chương trình, nội dung bồi dưng.

9. Chính sách tài chính

a) Bố trí đủ kinh phí để thực hiện các mục tiêu và giải pháp của Đề án. Kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được sử dụng theo quy định của pháp luật.

b) Thu hút và đa dạng hóa nguồn kinh phí cho hoạt động đào tạo, bồi dưng.

c) Nghiên cứu đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với tình hình, bảo đảm sự chủ động của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng.

VI. LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Lộ trình thực hiện

a) Giai đoạn 2016 - 2020

Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.

b) Giai đoạn 2021 - 2025

- Tạo lập cơ chế duy trì các mục tiêu đã đạt được, bảo đảm chất lượng và hiệu quả bền vững.

- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống thể chế theo hướng tăng cường bồi dưỡng theo nhu cầu, yêu cầu của vị trí việc làm; thực hiện bồi dưỡng trước khi đề bạt, bổ nhiệm; trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.

2. Kinh phí

a) Đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Ngân sách nhà nước, kinh phí của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức, của công chức và tài trợ của t chức, cá nhân nước ngoài.

b) Đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng viên chức: Kinh phí của đơn vị sự nghiệp công lập, của viên chức; tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưng cán bộ, công chức, viên chức theo từng giai đoạn 5 năm; cụ thể hóa thành các nhiệm vụ cụ thể trong kế hoạch công tác hàng năm để thực hiện; định kỳ báo cáo sơ kết, tổng kết theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

2. Bộ Nội vụ

a) Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương Đảng và các cơ quan chức năng hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan thực hiện Quyết định này, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và yêu cầu, tiến độ quy định.

b) Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp trong quá trình triển khai thực hiện.

c) Tiến hành đánh giá sơ kết 03 năm, tổng kết 05 năm thực hiện và cả giai đoạn 2016 - 2025, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC

CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Nộidung công việc

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Các hoạt động, sản phẩm

Thời gian thực hiện/ hoàn thành

1

Phổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của hoạtđộng đào tạo, bồi dưỡng và trách nhiệm của các bên liên quan

1.1

Nâng cao trách nhiệm của người đng đầu cơ quan quảnlý, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong việc đảm bo chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng

Các bộ, ngành, địa phương

Các cơ quan truyền thông, thông tấn, báo chí

Các hội thảo, hội nghị, bui phát thanh, truyền hình

2016-2025

1.2

Nâng cao trách nhiệm của bản thân cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được đào tạo, bồi dưỡng; học và tự học, thực hiện hc tập suốt đời

Các bộ, ngành, địa phương

Các cơ quan truyền thông, thông tấn, báo chí

Các hội tho, hội nghị, buổi phát thanh, truyền hình

2016-2025

2

Xây dựng hệ thống thể chế đồng bộ, khoa học

2.1

Xây dựng Nghị định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Bộ Nội vụ

Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan cóthẩm quyền của Đảng

Nghị định của Chính phủ

2016

2.2

Xây dựng Thông tư hướng dẫn điều kiện, tiêu chí để các cơ sở đào tạo, nghiên cứu tham gia bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Bộ Nội vụ

Các bộ, ngành, địa phương

Thông tư của Bộ Nội vụ

2017

2.3

Nghiên cứu xây dựng cơ chế đề cao trách nhiệmcủa người đứng đầu đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; cơ chế khuyến khích cán bộ, công chức,viên chức học và tự học để bảo đảm trình độ quy định, không ngừng nâng cao trình độ, năng lực làm việc

Các bộ, ngành, địa phương

 

Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng

2016-2020

2.4

Xây dựng Thông tư hưng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng

Bộ Tài chính

Bộ Nội vụ

Thông tư của Bộ Tài chính

2016

2.5

Quy định về tiêu chuẩn trình độ, kiến thức lý luận chính trị đối với các chức danh cán bộ, công chc, viên chức

Bộ Nội vụ

Cơ quan có thẩm quyn của Đảng

Thông tư của Bộ Nội vụ

2017

2.6

Quy định về tiêu chuẩn, kiến thức quốc phòng - an ninh đối với các chứcdanh cán bộ, công chức, viên chức

Bộ Nội vụ

Bộ Quốc phòng; Bộ Công an

Thông tưcủa Bộ Nội vụ

2017

3

Nâng cao năng lực hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

3.1

Xây dựng Đề án tổ chức và hoạt động của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc các bộ, ngành, các cơ quan Trung ương

Bộ Nội vụ

Các b, ngành, cơ quan Trung ương

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2017

3.2

Xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ và phương pháp sư phạm cho giảng viên lýluận chính trị

Học viện Chính trị Quốc gia HChí Minh

Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

Kế hoạch và các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị

2016-2025

3.3

Xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ và phương pháp sư phạm cho giảng viên quản lý nhà nước

Bộ Nội vụ

Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

Kế hoạch và các lớp lập huấn, hội thảo, hội nghị

2016-2025

3.4

Kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

Các bộ, ngành, địa phương; cơ sởđào tạo, bồi dưỡng

 

Kếhoạch và các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị

2016-2025

3.5

Xây dựng Quy chế quy địnhtrách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp tham gia giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Các bộ, ngành,địa phương

 

Quy chế của các bộ, ngành và địa phương

2016

3.6

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Các bộ, ngành, địa phương

 

 

2016-2020

4

Chương trình bồi dưỡng

4.1

Rà soát, hoàn thiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, chức vụ quản lý về lý luận chính trị

Ban Tổ chức Trung ương

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Bộ Nội vụ

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng

2016-2020

4.2

Rà soát, hoàn thiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, chức vụ quản lý về kiến thức quản lý nhà nước

Bộ Nội vụ

 

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng

2016-2020

4.3

Rà soát, hoàn thiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, chức vụ quản lý về kiến thức quốc phòng an ninh

Bộ Quốc phòng

Bộ Nội vụ;Bộ Công an

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng

2016-2020

4.4

Biên soạn các chương trình bồi dưỡng về đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp

Các bộ, ngành, địa phương

 

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng

2016-2020

4.5

Biên soạn các chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ.

Các bộ, ngành, địa phương

 

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng

2016-2025

5

ng cao năng lực quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng

 

Xây dựng kế hoạch vàtổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng và phương pháp quảnlý đào tạo cho công chức, viên chức tham mưu quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng của các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương.

Bộ Nội vụ

Các bộ, ngành, địa phương

Kế hoạch và các khóa tập huấn, hội thảo, hội nghị

2016-2025

6

Quản lý chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

6.1

Xây dựng bộ tiêu chí bảo đảm và đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Bộ Nội vụ

Các bộ, ngành, địa phương

Thông tư của Bộ Nội vụ

2017

6.2

Thực hiện quản lý chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Các bộ, ngành, địa phương; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

 

 

2021-2025

6.3

Tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

Bộ Nội vụ; các bộ, ngành, địa phương; cơ quan, đơn vị đánh giá độc lập

 

Báo cáo đánh giá chất lượngđào tạo, bồi dưỡng

2016-2025

7

Hợp tác quốc tế

 

Xây dựng kế hoạch và tổ chức các khóa bồi dưỡng ở nước ngoài cho cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý ở Trung ương, cấp tnh, cấp huyện và giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

Các bộ, ngành, địa phương

 

Kế hoạch hàng năm

2016-2025

8

Chính sách tài chính

 

Btrí kinh phí bảo đảm thực hiện các mục tiêu, giải pháp và nhiệm vụ của các cơ quan được giao tại Đề án

Bộ Tài chính

Bộ Nội vụ, các bộ, ngành, địa phương

 

2016-2025

 

 

 

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác