Thứ Tư, 22/1/2025
Phong tục đón Tết Âm lịch khắp nơi

Việt Nam

Tết Âm lịch hay Tết Nguyên Đán là dịp lễ lớn nhất trong năm của người Việt Nam trên toàn thế giới. Vốn xuất phát từ lễ hội mừng mùa xuân - mùa gieo trồng lớn nhất trong năm - và tạ ơn trời đất vì một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, Tết Nguyên Đán giờ đây được coi là ngày hội sum vầy, đoàn tụ bên gia đình, thờ cúng tổ tiên và cùng hướng về tương lai với nhiều lời cầu chúc, hy vọng tươi sáng.
 Tết Nguyên Đán cũng là lúc mọi người tất bật sắm sửa, dọn dẹp, trang trí nhà cửa với mong muốn ngày đầu năm đủ đầy, nhà cửa sáng láng sẽ giúp cả năm gặp nhiều vận may.


 

Nếu như trước Tết Nguyên Đán, Tết Ông Công - Ông Táo và nghi lễ cúng Giao thừa là 2 hoạt động quan trọng nhất thì những ngày bắt đầu bước sang năm mới sẽ là thời gian của những chuyến thăm viếng. “Mồng một Tết Cha, mồng hai Tết Mẹ, mồng ba Tết Thày” là câu thành ngữ phản ánh một nếp sống đẹp cũng như truyền thống hướng về nguồn cội của người Việt. Bên cạnh đó, người Việt thường đi lễ chùa cầu bình an, mừng tuổi người lớn tuổi và trẻ nhỏ hay mua muối trong những ngày đầu năm mới.

So với những ngày xa xưa, các tập tục chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán giờ đây đã được đơn giản hóa đi nhiều nhưng chỉ cần nhắc đến Tết thì Người Việt ở năm châu đều nhớ đến “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ / Nêu cao, tràng pháo, bánh chưng xanh”.

Trung Quốc

Tết âm lịch Trung Quốc cũng diễn ra cùng thời gian với Tết Nguyên Đán của Việt Nam với nhiều phong tục có tính tương đồng như sum họp gia đình, mừng tuổi, lễ chùa.


 

Tết Nguyên Đán là ngày tết âm lịch dài nhất và quan trọng nhất ở Trung Quốc, thường kéo dài từ ngày 8 tháng 12 âm lịch đến ngày 15 tháng giêng âm lịch. Nguồn gốc của ngày tết này có từ xa xưa với rất nhiều truyền thuyết và tập tục liên quan, phản ánh niềm tin và cách sống của con người thời cổ xưa.

Ở lãnh thổ Trung Quốc, có nhiều các truyền thống đón Tết khác nhau theo từng địa phương. Mọi người đổ tiền mùa quà tặng, đồ trang trí, quần áo, thực phẩm...Mọi gia đình đều lau dọn nhà cửa sạch sẽ để quét đi những điều không may và chào đón các may mắn sắp tới. Cửa sổ, cửa ra vào đều được dán giấy đỏ với câu đối và những từ như "Phúc", "Lộc", "Thọ". Vào đêm Trừ Tịch, bữa tối trở thành đại tiệc của gia đình. Các món ăn bao gồm món heo, vịt, gà và đồ ngọt. Buổi tối sẽ kết thúc với pháo hoa. Sáng sớm hôm sau, trẻ em sẽ chào người lớn bằng những lời chúc Tết, chúc sức khỏe và nhận tiền trong phong bao đỏ. Tết thực sự là một dịp để hòa giải, quên đi mọi hận thù và chân thành chúc nhau bình an và hạnh phúc.

Triều Tiên

Trước kia, người Triều Tiên đón Tết Âm lịch vào tháng 10 và tháng 11 nhưng gần đây đã chuyển sang mồng 1 tháng Giêng Âm lịch theo một số quốc gia láng giềng như Hàn Quốc, Trung Quốc.


 

2 phong tục ngày tết đặc trưng nhất ở Triều Tiên là “đuổi quỷ” và “đốt tóc”. Người ta dùng rơm bện thành hình nộm và nhét tiền vào trong ruột, sáng sớm mồng 1 Tết đem vứt ra đường. Vào chiều cùng ngày, người ta đem tóc rụng thu nhặt trong cả năm ra đốt. Cả 2 phong tục đều được thực hiện với mong ước xua đuổi quỷ dữ hay những điều tối tăm của năm mới và chào đón may mắn, bình an cho năm mới.

Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, những ngày đầu năm mới cũng là dịp con cái thăm viếng và chúc thọ ông bà, cha mẹ, bạn bè đến thăm nhau và chúc nhau những điều may mắn trong những ngày sắp tới. Tuy nhiên, phong tục đón năm mới Âm lịch ở Hàn Quốc có phần cầu kỳ hơn như mâm cỗ cúng đêm Giao thừa lên tới 20 món, nghi lễ đón năm mới và nghi lễ cúng tổ với nhiều yêu cầu khắt khe. Tất cả các nghi lễ đều phải được tiến hành một cách trang nghiêm trong trang phục hanbok truyền thống. Người Hàn Quốc thường uống một loại rượu truyền thống tên là gui balli sool hay các loại trà thảo mộc với các vị quen thuộc như nhân sâm, gừng, quế… trong ngày đầu năm mới với nhiều ý nghĩa khác nhau.


 

Đặc biệt, trong những ngày Tết, trước cửa nhà người Hàn Quốc thường treo một chiếc “Bok jo ri” (một chiếc xẻng tết bằng rơm) với ý nghĩa hốt thóc gạo rơi vãi bên ngoài và cầu chúc cả nhà no đủ quanh năm.

Singapore

Đối với người Singapore, Tết Âm lịch gắn liền với Lễ hội mùa xuân gồm 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay.


 

Trong đó lễ hội Đường phố Chingay là hoạt động sôi nổi nhất, thu hút hàng chục ngàn du khách và người dân địa phương cùng tham gia diễu hành trên đường phố. Lễ hội thường diễn ra vào thứ 7 đầu tiên của năm mới và kết thúc trước rằm tháng Giêng tại vịnh Marina với điểm nổi bật là những cổ xe khổng lồ được trang hoàng lộng lẫy, các nghệ sĩ trong trang phục lấp lánh và các tiết mục nghệ thuật đa dạng đầy màu sắc.

Mông Cổ

Mông Cổ là một trong số hơn 10 quốc gia ăn Tết Âm lịch giống Việt Nam. Ở Mông Cổ, món ăn truyền thống trong Tết Âm lịch (còn gọi là Tsagaan Sar) là các sản phẩm làm từ sữa, bánh buuz (giống như bánh bao), thịt cừu, thịt bò, sữa dê, cơm ăn cùng với sữa đông; hay cơm ăn chung với nho khô, thịt cừu nướng, thịt ngựa, bánh buuz, sữa ngựa lên men hoặc rượu vodka trộn
sữa.

Hoa Lê

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi