Thứ Năm, 23/1/2025
Hương của núi rừng Cao Bằng

 Làng hương Phja Thắp

Que để làm thân hương thường được dùng bằng gỗ cây mai vì nó dẻo và dễ bắt lửa. Thân cây mai được lấy ở trên rừng rồi ngâm nước 2 - 3 ngày mới mang ra dùng. Đầu tiên chẻ bằng tay, vót thành que nhỏ, tròn đều. Công đoạn vót mai này đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu vì que mai không được dầy quá cũng không được mỏng quá. Đây cũng chính là công đoạn quan trọng nhất để có tàn hương cong, đẹp.

Trầm hương phải được phơi thật khô trước khi được trộn với mùn cưa để tẩm vào que mai. Sau đó nhúng que hương vào nước keo rồi tẩm với hỗn hợp gồm mùn cưa và bột trầm, cứ làm đi làm lại 4 lần để cho ra được một que hương chắc và đẹp. 

Khi mùa nông nhàn, khi nắng hanh cũng là thời điểm được người dân làm hương. Hương được bó 20 que/1 bó rồi đem ra ngoài nắng phơi cho khô. Thỉnh thoảng, người dân phải đảo qua các que hương vì sợ chúng dính vào nhau. Ngoài sàn nhà, ruộng là nơi được tận dụng triệt để sau mùa gặt làm diện tích phơi hương.

Sau khi hương khô, sản phẩm được cất vào nơi khô thoáng nhất của gian nhà, hoặc gác bếp. Trước khi đem ra chợ bán, hương được nhuộm chân rồi bó lại thành bó nhỏ để tiện cho người sử dụng lại mang tính thẩm mĩ cao. 

Sản phẩm hương trầm làm ra được tiêu thụ khắp các chợ phiên trong tỉnh. Trong những dịp lễ, Tết, hay các ngày trọng đại hiếu, hỉ, hương trầm đốt lên lan tỏa mùi thơm rất đặc trưng. Mùi hương của núi rừng khiến mỗi người con xa quê  ngửi thấy luôn rạo rực tình thương quê nhà.


 Thân cây mai được vót nhỏ làm que hương

Công đoạn phơi hương 

 Sản phẩm hương Phja Thắp.

Nguồn: baocaobang.vn, ngày 30/10/2017

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi