Thứ Năm, 23/1/2025
Các dân tộc thiểu số miền núi đón Tết cổ truyền

Tết nguyên đán là dịp mọi người quay quần bên gia đình sau 365 ngày làm việc vất vả. Những ngày cuối năm người người sắm tết, nhà nhà trang trí đón tết, từ miền xuôi lên miền ngược. Tất cả vì một cái tết sung túc đủ đầy.

Tết cổ truyền của người Êđê

Cách đây nhiều năm, tết Nguyên Đán vẫn còn là một điều mới lạ với đồng bào dân tộc Êđê ở Tây Nguyên, nhưng ngày nay bà con đã cùng hòa chung niềm vui đón Tết cổ truyền với toàn dân tộc. Theo phong tục truyền thống, người Êđê ăn Tết vào thời điểm giao thoa giữa hai mùa mưa và khô. Đây là lúc để cúng tế tạ ơn thần linh đã cho mùa màng bội thu và cầu cho vụ mùa mới mưa thuận gió hòa, lúa thóc đầy kho.


 Cách đây nhiều năm tết cổ truyền là một cái gì đó còn khá xa lạ đối với tết cổ truyền của dân tộc

Từ khi có sự giao lưu với người Kinh, dần dần “Tết Kinh” trở thành Tết của đồng bào Êđê. Với người Êđê, trong những ngày đầu năm mới họ sẽ đi đến thăm người thân, bạn bè. Khi đi, họ mang theo 1 con gà, thịt lợn làm quà Tết. Đặc biệt là họ đến với những người trong năm qua có ấn tượng không tốt với mình để mong hâm nóng lại tình làng nghĩa xóm.Những ngày trước Tết, thanh niên lên rẫy lấy lá chuối, dây lạc; phụ nữ ở nhà chuẩn bị nếp, nhân đậu xanh, thịt mỡ để gói bánh Tét. Cả gia đình quây quần gói và nấu bánh bên bếp lửa. Bánh Tét, dưa món củ kiệu cũng là món ăn đặc trưng trong những ngày Tết của đồng bào bên cạnh ché rượu cần. Bánh mứt được chuẩn bị để tiếp khách trong những ngày Tết.

Trong những ngày Giáp tết, đến với các buôn làng đồng bào Êđê, bạn sẽ cảm nhận được không khí rộn ràng của Tết Nguyên Đán đầy đặc biệt với những phong tục tập quán truyền thống của dân tộc trong khí trời se lạnh, căng tràn sức sống.

Tết của người Mông.

Tết Nguyên đán của người Mông gọi là Naox-Cha. Trong dịp này, ngoài một con lợn béo được chuẩn bị sẵn ra, người ta còn làm bánh bằng bột nếp, bánh chưng ít khi dùng… Tết của người Mông thường tổ chức giữa mùa đông giá rét, trước hay sau Tết dương lịch chỉ có mấy ngày. Đêm giao thừa các gia đình thường cử con trai đi “mở nước”, tức là đi lấy nước ngoài sông suối đem về nhà cúng tổ tiên.


 Tết cổ truyền của người Mông cũng rất đặc sắc và thú vị

Mùng một Tết, người phụ nữ trong gia đình có thể dậy muộn nhưng không nên đi xông nhà ,nếu vào nhà người khác phải vào bằng cửa phụ. Người Mông coi trọng lửa và luôn đỏ bếp trong những ngày Tết. Họ không ưa thích những ai thổi vào bếp nhà mình bởi theo họ nếu có người thổi vào bếp hoặc làm tắt lửa thì năm tới cả gia đình họ sẽ gặp sóng gió, không may mắn.

Tết của người Thái.

Người thái  rất chú trọng lễ nghi đón tết, mâm cơm của họ bắt buộc phải có các món như  cơm mới, cá đồ, cá chua, cơm đồ xôi trộn con cá, chuột khô, thịt hươu, nai khô, cơm cốm, măng khô,… mới gọi là tết. Họ cúng tổ tiên từ ngày 25 tháng chạp tới mùng 5 tết của năm sau đặc biệt Bánh chưng được gói thành hai loại đen và trắng.


Những điệu nhảy đặc sắc, ché rượu cần luôn là những thứ không thể thiếu
trong dịp tết cổ truyền của các dân tộc thiểu số

Thông thường khi làm bánh họ thường cho thêm ít vừng xay nhuyễn để tăng mùi vị. còn một điểm nổi bật là họ hay đi lấy nước suối vào ngày mồng một vì theo cha ông nước mang lại may mắn, sự sống.. cũng giống như người Kinh người Thái kiêng mùng 1 không được cãi nhau, không được nói to, không uống nhiều rượu, không được quét nhà. Mùng 1 chỉ vui vẻ, không được khóc,… thì cả năm mới suôn sẻ làm ăn.

Tết của người Mường.

Tết nguyên đán là tết to nhất, quan trọng nhất với người mường, vào những ngày cuối năm họ làm Tết bằng những mâm cơm cúng tổ tiên, thần thánh, sự mời mọc diễn ra liên tục suốt cả bữa cỗ, gần như là mỗi lần gắp là một câu hát thường dang, bọ mẹng, hát ví, mo, kể chuyện tình… làm bữa ăn thêm hoan hỉ, đem lại niềm vui cho các thành viên trong gia đình.


 Phong tục hát Sắc bùa của người dân tộc Mường

Như những người miền xuôi, tập tục cúng cha mẹ, ông bà, tổ tiên luôn được chú trọng và thiêng liêng, theo họ ông bà sẽ về ăn tết cùng, chủ yếu là làm nông nên tục lệ là cho trâu ăn vào sáng ngày đầu năm mới, Trong những ngày Tết, người Mường còn có một phong tục đặc sắc mà họ lưu giữ được là hát sắc bùa.

Đây là một thể loại hát chúc tụng năm mới. Ngày mùng 1, mùng 2, trẻ con Mường dắt nhau đi hàng đàn, đánh cồng rộn ràng, miệng hát sắc bùa. Đi qua nhà nào thì nhà ấy mở cửa cho trẻ ít tiền hoặc bánh. Trong ngày xuân, hội cồng Mường là hội không thể thiếu.

Tết của dân tộc Nùng.

Mâm lễ cúng tổ tiên đêm 30 Tết cũng như trong bữa cơm Tết của người Nùng là món thịt gà sống thiến. Sáng mồng một, người con rể phải đi lễ bố mẹ vợ một đôi gà sống thiến. Hai món nữa không thể thiếu đối với Tết của bà con dân tộc Nùng là bánh khảo, xôi ngũ sắc (vàng, trắng, hai sắc của đỏ gấc, đen).


 Trò chơi dân gian của người Nùng dịp đầu xuân

Từ ngày 28 và 29 tháng Chạp, người Nùng đã nghỉ ngơi, vệ sinh nhà cửa, cọ rửa đồ nông cụ, dán giấy đỏ cúng hồn các vật dụng lao động; trước cửa treo câu đối Tết viết bằng chữ Nôm Nùng… Các trò chơi phổ biến trong ngày Tết của người Nùng là ném còn, đá cầu, hát đối nam nữ, đánh võ cổ truyền, đánh gậy; trẻ con chơi quay, múa sư tử…/.

Nguồn: thegioivanhoa.com.vn

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi