-
Bên cạnh làng rèn nổi tiếng, Phúc Sen (Quảng Uyên, Cao Bằng) còn được biết đến với ngôi làng cổ Phja Chang. Những lối đi trong làng Phja Chang được làm bằng đá chen giữa màu xanh của cây cỏ và những ruộng lúa, ngô bên đường, tạo nên cảnh quan vô cùng đặc sắc.
-
Đối với người Cor ở huyện vùng cao Bắc Trà My (Quảng Nam), bếp lửa có vai trò, vị trí quan trọng, vừa là chỗ đun nấu, bảo quản lương thực, vừa đề phòng thú dữ và cầu mong sự may mắn, ấm no, hạnh phúc. Chính vì lẽ đó, các gia đình người Cor luôn quây quần sinh hoạt bên không gian bếp lửa.
-
Làng gốm Bàu Trúc được xem là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến ngày nay, nổi tiếng với những sản phẩm gốm thủ công với kỹ thuật nung gốm độc đáo, mang đậm nét văn hóa Chăm.
-
Cưa răng ở người Cơ Tu là một phong tục mang đậm nét văn hoá đặc trưng, phản ánh nhân sinh, thẩm mỹ quan của một tộc người.
-
Xôi ngũ sắc có màu trắng là màu nguyên của gạo, các màu còn lại được tạo nên bằng cách ngâm gạo với nước của các loại lá và củ cây rừng. Đĩa xôi ngon là phải có màu đẹp tự nhiên, hạt xôi thơm dẻo.
-
Ẩn sau những ngọn núi cao trong không gian bao la của đại ngàn, những làn điệu dân ca của người Ca Dong thường gợi lên những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với lối sống, cách nghĩ của họ, tạo nên giá trị văn hóa truyền thống bền vững, đóng vai trò củng cố mối quan hệ gia đình, dòng họ, bản làng, duy trì trật tự kỷ cương trong cộng đồng Ca Dong với nhau, tạo nên một tổng thể thống nhất.
-
Tháng sáu về đồng rưng rức hương quê/
Gốc nhội mé sông cũng hoe màu nắng/
Bông lúa cong cong hạt mẩy đều vàng óng/
Đất trả ơn người ngày tháng gian nan/
-
Với các dân tộc Tày, Nùng, Thái,… hát Then tồn tại như một phần không thể thiếu trong hầu hết các nghi lễ liên quan đến vòng đời; như một phương tiện để chuyển tải ước nguyện về sự bình an, hạnh phúc cho con người và cộng đồng. Trong thời đại công nghệ số, hát Then vẫn được bảo tồn các giá trị vốn có và đang được các thế hệ nối tiếp nhau đưa hát Then bay xa.
-
Cao Bằng là xứ sở của những cọn nước, các suối nguồn trong vắt và những chàng trai, cô gái tươi tắn trong sắc áo chàm. Những bộ trang phục của đồng bào dân tộc Cao Bằng phần lớn đều được làm bằng thổ cẩm. Vì vậy, nghề dệt thổ cẩm đã trở thành một nghề truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Cao Bằng.
-
Từ xưa đến nay, cồng chiêng giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa của đồng bào Êđê. Bên cạnh bộ cồng chiêng được chế tác bằng đồng, người Êđê còn có một loại chiêng được làm từ thân cây tre mà họ vẫn thường gọi là chiêng tre hay “ching kram”.
-
Là đặc sản trong văn hóa tinh thần của người dân, Quan họ vẫn không hề mất đi hồn cốt của một thể loại dân ca gắn với mảnh đất đã sinh ra nó dù có những biến đổi theo thời gian…
-
Tối 13-5, tại quảng trường 26-3, TP Hà Giang, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tỉnh Hà Giang tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày - Nùng - Thái toàn quốc lần thứ 6, năm 2018. Liên hoan thu hút 14 đoàn đến từ 14 tỉnh, thành phố trong cả nước.
-
Tối 11.5 (tức ngày 26.3 âm lịch), tại xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc tổ chức khai mạc Lễ hội “Chợ tình Khâu Vai”. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Mạnh Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Hoàng Văn Vịnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; cùng đông đảo bà con nhân dân huyện Mèo Vạc, du khách trong và ngoài nước…
-
Từ ngày 18-5 đến 20-5, tại Mù Cang Chải (Yên Bái) sẽ diễn ra sự kiện dù lượn “Bay trên mùa nước đổ 2018”. Sự kiện do UBND tỉnh Yên Bái, Sở VHTT& DL Yên Bái, UBND huyện Mù Cang Chải và CLB Vietwings Hà Nội phối hợp tổ chức. Dự kiến sự kiện có 100 khách bay đôi cùng với khoảng 70 phi công trong và ngoài nước tham gia.
-
(Danvan.vn) Tại cuộc họp báo ngày 4/5/2018, Ban Tổ chức cho biết, Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày - Nùng - Thái toàn quốc lần thứ VI năm 2018 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/5/2018 tại Hà Giang.