-
Tuy đã trải qua nhiều biến đổi của lịch sử, của các quá trình tộc người, song dân tộc Mạ vẫn lưu giữ được một kho tàng văn học - nghệ thuật dân gian khá phong phú và sống động.
-
Người dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh với 3 nhóm: Mông trắng, Mông hoa, Mông đen vẫn giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc khá nguyên vẹn. Trong đó có phong tục đám cưới của nhóm Mông trắng tại các huyện: Thông Nông, Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình..., mang nét văn hóa đặc trưng.
-
Đồng bào dân tộc Xơ Đăng có một kho tàng văn hóa với các loại hình nghệ thuật, từ âm nhạc, múa đến diễn tấu cồng chiêng. Trong đó độc đáo nhất là các loại nhạc cụ mang âm hưởng núi rừng.
-
Với người Ê Đê nói riêng và đồng bào các dân tộc thuộc các tỉnh dọc Trường Sơn - Tây Nguyên nói chung, cồng chiêng là báu vật. Âm thanh của nó là tiếng lòng con người hướng đến thần linh cùng với biết bao mong ước, nỗi niềm của cộng đồng giữa non ngàn hùng vĩ. Kể từ khi Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại (2005) nay là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, cả thế giới lắng nghe cồng chiêng với một sự ngưỡng mộ, sẻ chia và đồng cảm.
-
Trước khi bước vào mùa gieo hạt, đồng bào Tà Ôi - Pa Cô thường tổ chức nghi lễ đánh thức hạt giống để cầu khấn các vị thần linh, thần sông, thần núi phù hộ cho con người gieo trồng thuận lợi, mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
-
Bây giờ con gái đã đi học xa, những lúc nhớ con chị lại lấy bức thư tri ân của con ra đọc. Những dòng tâm sự thủ thỉ của con gái khiến chị thấy sống mũi cay cay. Còn nhớ, chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT, nhà trường tổ chức cho học sinh lớp 12 viết thư tri ân gửi cho bố mẹ. Cô con gái nhắc: "Mai mẹ đi họp phụ huynh cho con nhé, con đã viết thư tri ân gửi cho mẹ đấy". Chị thủng thẳng: "Không cần đâu, con cứ dùng hành động chứng minh cho mẹ là được rồi!".
-
Ngày gia đình tôi chuyển từ thôn Tiên Lũng vào thành phố ở, tài sản đáng giá nhất của gia đình là chiếc tủ gương. Nhìn chiếc gương đã cũ, bọn trẻ bảo: Vào thành phố, lại ở mặt đường, nhà ta phải sắm chiếc tủ gương mới đặt ở phòng khách cho oách! Vợ tôi không nói gì, còn tôi cho ý kiến của bọn trẻ là hợp lý nên tán thành ngay.
-
Truyền thống trồng cây lanh là một truyền thống tốt đẹp gắn với người Mông từ bao đời nay, việc sử dụng các sản phẩm từ lanh được phản ánh trên nhiều phương diện, trong đó có ở các lĩnh vực sinh hoạt trong đời sống hàng ngày như: Ăn, mặc, ở... đến tôn giáo tín ngưỡng, văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống và phong tục tập quán.
-
Người Chăm từ lâu đời sinh sống bằng nông nghiệp trồng lúa nước, một số vùng trồng nho, chăn nuôi bò, dê, cừu. Cùng vời nông nghiệp người Chăm ở Ninh Thuận và An Giang còn lưu giữ được hai làng nghề nổi tiếng là gốm Bầu Trúc và dệt thổ cẩm.
-
Bằng những nguyên liệu của thiên nhiên mà núi rừng ban tặng,với đôi bàn tay khéo léo, ngườ Chơ Ro đã cất lên được những ngôi nhà sàn độc đáo mang bản sắc riêng. Việc dựng một ngôi nhà sàn đòi hỏi không ít thời gian và nhân công, đặc biệt là khâu chuẩn bị nguyên vật liệu.
-
Dân tộc Chăm có khoảng trên 100.000 dân, sống tập trung đông nhất ở 3 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và An Giang. Căn cứ vào trang phục có thể nhận biết các nhóm Chăm khác nhau.
-
Piêu trong tiếng Thái ở huyện Điện Biên có nghĩa là khăn đội đầu. Piêu được người Thái ở đây sử dụng suốt bốn mùa. Piêu không chỉ để giữ ấm đầu trong mùa đông mà còn để che mưa, che nắng trong những ngày hè. Người phụ nữ Thái ở huyện Điện Biên thường sử dụng piêu có trang trí hoa văn ở hai đầu khăn.
-
Rước ghế K’pan là một nghi lễ không thể thiếu trong đời sống của người Ê Đê. Họ quan niệm ghế K’pan tượng trưng cho sự giàu có của gia đình và là niềm tự hào của cả buôn.
-
Đến xã Phúc Sen (Quảng Uyên, Cao Bằng), trong sự ngỡ ngàng của cảnh sắc thiên nhiên, vẻ đẹp làng nghề rèn truyền thống của người Nùng An, sẽ rất ấn tượng hơn bởi những hàng rào đá nơi đây. Hàng rào đá có ở khắp nơi trong bản, trở thành một nét văn hóa riêng của người Nùng An.
-
Cứ qua tháng giêng, khi chưa tới mùa vụ, trên các nương rẫy trong thung lũng những khóm ngải cứu non có lông trắng tuyết mọc xanh mơn mởn, đây là lúc người dân cùng nhau đi hái lá ngải về làm bánh, một thứ bánh đặc trưng của vùng xứ lạnh Lạng Sơn.