Thứ Năm, 25/4/2024
  • Lễ mừng tiếng sấm của đồng bào Ơ Đu

    Đối với đồng bào Ơ Đu, thời điểm khởi đầu một năm mới, bắt đầu vụ gieo trồng là khi có tiếng sấm đầu tiên vang rền trên bầu trời. Tiếng sấm gắn với mọi sinh hoạt, với những nghi lễ thiêng liêng. Trong kho tàng văn hóa truyền thống của người Ơ Đu có một phong tục còn lưu giữ đến ngày nay đó chính là lễ mừng tiếng sấm.

  • Bình yên Côn Đảo

    Đẹp mê đắm và hoàn toàn cô lập. Đây từng là một trong những bí mật được giữ kín nhất trên thế giới… Sau này, phát hiện vẻ đẹp tự nhiên nơi đây, các tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới gọi địa danh này là “Thiên đường du lịch”, lặn biển và khám phá thiên nhiên hoang dã. Tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet (Anh) từng bầu chọn Côn Đảo là “một trong mười hòn đảo bí ẩn và tốt nhất thế giới".

  • Phiên chợ người Mông

    Chợ Cao Sơn trước đây họp trên một quả đồi thoai thoải là nơi bày bán đủ mọi sản vật của vùng cao, những vật dụng cần thiết cho người dân tộc: cày, cuốc, xẻng, dao, các loại rau, hoa quả, mật ong.

  • Nói lý, hát lý trong đời sống đồng bào Cơ Tu

    Nói lý, hát lý là một trong những hình thức tự sự dân gian đặc sắc và độc đáo, tồn tại từ thời xa xưa, không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Cơ Tu, tỉnh Quảng Nam. Đây là hình thức nghệ thuật ứng khẩu kết hợp giữa nói với hát, thường được các già làng, những người lớn tuổi trong làng sử dụng để chuyển tải tâm tình, cách ứng xử với nhau trong đời sống.

  • Nhà sàn Thái - giá trị văn hóa tiêu biểu tộc người

    Trải qua các thế hệ xây dựng bản, mường với sức sáng tạo của mình, người Thái đã tạo ra một địa vực cư trú ổn định. Một điều đặc biệt là nhà của người Thái hầu hết là ở chân núi, ven suối, nhìn ra thung lũng. Vì sao lại như vậy?

  • Tết mừng tiếng sấm của đồng bào Ơ Đu

    Lần đầu tiên đến với “Ngôi nhà chung” 54 dân tộc anh em, đồng bào dân tộc Ơ Đu, tỉnh Nghệ An đã giới thiệu tới công chúng Thủ đô những nét văn hóa nguyên bản, nồng nàn của dân tộc mình qua nghi lễ Tết mừng tiếng sấm. Lễ hội được chính chủ thể văn hóa giới thiệu với cộng đồng các dân tộc anh em, có ý nghĩa bảo tồn, tôn vinh một phong tục hiếm hoi đang có nguy cơ bị mai một. ​

  • Đặc sắc “cỗ lá” của người Mường, Phú Thọ

    Vào các dịp lễ tết, lễ hội văn hóa truyền thống, “cỗ lá” được xem là một trong những nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực người Mường ở xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

  • Tết Ramưwan của người Chăm Bàni tỉnh Ninh Thuận

    Cộng đồng người Chăm tại tỉnh Ninh Thuận có các lễ hội, trong đó Katê là lễ hội dành riêng cho người Chăm Bàlamôn, người Chăm Bàni và Islam có tết Ramưwan.

  • Nhã nhạc cung đình Huế - chỉ thoáng hương xưa

    Đến Huế, hòa mình vào Festival với lăng, tẩm, đền đài, các phiên chợ quê, hàng trăm món ăn đầy lôi cuốn, đắm chìm trong những giai điệu ngọt ngào sâu lắng của Nhã nhạc - di sản văn hóa âm nhạc “cổ điển bác học Việt Nam” ẩn chứa những nguyên lý cấu trúc, những tư tưởng văn hóa triết lý phương Đông nhiều giá trị. Nhưng cho dù được chú trọng, Nhã nhạc cung đình Huế vẫn chỉ là thoáng hương xưa mà chưa thật sự tạo nên dấu ấn về bảo tồn, phát triển và phong phú trong diễn xướng.

  • Cây lanh trong đời sống của đồng bào Mông

    Người Mông sống trên núi cao thường nói rằng: Ở đâu có cây lanh, ở đó có người Mông. Các nhà nghiên cứu thì bảo rằng: Lanh là biểu tượng văn hóa của người Mông hay cây lanh là cây thiêng của người Mông. Đúng thế, đến với vùng cao cực Bắc của Tổ quốc, chúng ta dễ dàng nhận ra những điều đó.

  • Dẻo thơm bánh gio Đa Mai

    Làng Đa Mai, phường Đa Mai (TP Bắc Giang) vốn nổi tiếng với nghề làm bún bánh lâu đời. Ngoài món bún truyền thống, nơi đây còn có món quà quê với vị thanh mát, dẻo thơm đặc trưng là bánh gio.

  • Núi Đôi - Vẻ đẹp độc đáo nơi cổng trời Quản Bạ

    Cách thành phố Hà Giang khoảng chừng 45km, vượt qua dốc Pắc Sum, theo Quốc lộ 4C ngoằn ngoèo, khúc khuỷu, lúc trèo lên, khi tụt xuống theo những sườn núi đá tai mèo xám xịt, với một bên vách đá cao vút và một bên vực sâu thăm thẳm, bỗng hiện ra một cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Đó là "Núm Riến" - Núi đôi - vú cô Tiên (mọi người thường gọi là Núi đôi Quản Bạ) thuộc thôn Nà Khoang, thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, cửa ngõ đầu tiên của cao nguyên đá Đồng Văn.

  • Tái hiện không gian văn hóa chợ vùng cao Điện Biên

    Từ ngày 30/4 - 3/5, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp với các địa phương tổ chức hoạt động tái hiện không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Về với Điện Biên”.

  • Múa sư tử, nét văn hóa của người Tày, Nùng xứ Lạng

    Múa sư tử của người Tày, Nùng ở xứ Lạng, không chỉ xuất hiện trong lễ hội Lồng Tồng mà còn trong các dịp lễ, Tết Trung thu, rằm tháng giêng, mừng gia chủ có nhà mới. Múa sư tử là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của bà con các dân tộc thiểu số nơi đây.

  • Nhà ở của người Xinh Mun

    Nhà sàn của người Xinh Mun mang một nét đẹp riêng biệt, đơn sơ nhưng không kém phần trang nhã.

Xem nhiều nhất