-
Cộng đồng người Chăm tại tỉnh Ninh Thuận có các lễ hội, trong đó Katê là lễ hội dành riêng cho người Chăm Bàlamôn, người Chăm Bàni và Islam có tết Ramưwan.
-
Đến Huế, hòa mình vào Festival với lăng, tẩm, đền đài, các phiên chợ quê, hàng trăm món ăn đầy lôi cuốn, đắm chìm trong những giai điệu ngọt ngào sâu lắng của Nhã nhạc - di sản văn hóa âm nhạc “cổ điển bác học Việt Nam” ẩn chứa những nguyên lý cấu trúc, những tư tưởng văn hóa triết lý phương Đông nhiều giá trị. Nhưng cho dù được chú trọng, Nhã nhạc cung đình Huế vẫn chỉ là thoáng hương xưa mà chưa thật sự tạo nên dấu ấn về bảo tồn, phát triển và phong phú trong diễn xướng.
-
Người Mông sống trên núi cao thường nói rằng: Ở đâu có cây lanh, ở đó có người Mông. Các nhà nghiên cứu thì bảo rằng: Lanh là biểu tượng văn hóa của người Mông hay cây lanh là cây thiêng của người Mông. Đúng thế, đến với vùng cao cực Bắc của Tổ quốc, chúng ta dễ dàng nhận ra những điều đó.
-
Làng Đa Mai, phường Đa Mai (TP Bắc Giang) vốn nổi tiếng với nghề làm bún bánh lâu đời. Ngoài món bún truyền thống, nơi đây còn có món quà quê với vị thanh mát, dẻo thơm đặc trưng là bánh gio.
-
Cách thành phố Hà Giang khoảng chừng 45km, vượt qua dốc Pắc Sum, theo Quốc lộ 4C ngoằn ngoèo, khúc khuỷu, lúc trèo lên, khi tụt xuống theo những sườn núi đá tai mèo xám xịt, với một bên vách đá cao vút và một bên vực sâu thăm thẳm, bỗng hiện ra một cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Đó là "Núm Riến" - Núi đôi - vú cô Tiên (mọi người thường gọi là Núi đôi Quản Bạ) thuộc thôn Nà Khoang, thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, cửa ngõ đầu tiên của cao nguyên đá Đồng Văn.
-
Từ ngày 30/4 - 3/5, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp với các địa phương tổ chức hoạt động tái hiện không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Về với Điện Biên”.
-
Múa sư tử của người Tày, Nùng ở xứ Lạng, không chỉ xuất hiện trong lễ hội Lồng Tồng mà còn trong các dịp lễ, Tết Trung thu, rằm tháng giêng, mừng gia chủ có nhà mới. Múa sư tử là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của bà con các dân tộc thiểu số nơi đây.
-
Nhà sàn của người Xinh Mun mang một nét đẹp riêng biệt, đơn sơ nhưng không kém phần trang nhã.
-
Không biết tự bao giờ nhắc đến áo bà ba người ta nghĩ ngay đến vẻ đẹp thuần hậu, mộc mạc, dịu dàng của người phụ nữ Nam Bộ, đặc biệt là ở vùng miệt vườn, miệt ruộng của cùng sông nước Cửu Long, đã tạo nên nét duyên dáng mà không nơi nào có thể so sánh được.
-
Ở mỗi miền đất nước, mỗi dân tộc đều có điệu hát ru riêng. Lời ru cất cánh từ mọi miền quê đã vun đắp cho tâm hồn và nhân cách trẻ thơ. Các bà mẹ dân tộc Kinh thường đem những câu ca dao, lục bát vào ru con. Vì vậy, nhiều bà mẹ đã thuộc lòng Truyện Kiều bởi nó gần gũi với lời ru. Còn các bà mẹ dân tộc Tày cũng có những lời ru con thật đẹp:
-
Lễ cầu mưa được người Gia Rai (tỉnh Gia Lai và Kon Tum) tổ chức vào
khoảng thời gian tháng 4, tháng 5 dương lịch, thời điểm thường xảy ra
hạn hán để cầu mong thần linh đem mưa về cho buôn làng trồng cấy. Nghi
lễ này cũng thể hiện sự tin tưởng mãnh liệt vào trời đất và ước nguyện
của đồng bào, mong muốn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
-
Mỗi lần đến tháng Ba lại bâng khuâng nhớ về những bông hoa Gạo. Hoa Gạo hay còn gọi là hoa Mộc miên, hoa Pơ lang, một loài hoa thôn quê, dân dã của người Việt.
-
Người Mày là tộc người duy nhất chỉ sống ở dưới chân núi Giăng Màn, ở thượng nguồn con sông Gianh hùng vĩ, thuộc miền biên viễn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Tộc người này thuộc nhóm dân tộc Chứt, là hệ gia đình của nhóm anh em Rục, Mày, Sách...
-
Từ ngày 15 – 19/2 (tức 8 – 12/1 âm lịch), UBND xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo tổ chức chương trình Hội xuân chào năm mới Bính Thân 2016. Hội xuân đã thu hút đông nhân dân con dân tộc các bản: Háng Tầu 1, Háng Tầu 2, Hua Sa A, Hua Sa B, Sông Ya... tham gia các trò chơi dân gian, giao lưu văn nghệ. Nhiều du khách thập phương cũng tới chung vui với nhân dân. Ngoài các trò chơi truyền thống như: Ném pao, đánh tù lu, đánh cờ, xã Tỏa Tình còn tổ chức thi bóng chuyền và cầu lông cho các bản.
-
Tết Việt Nam chứa đựng và mang đậm bản sắc của dân tộc. Trải qua bao biến động của lịch sử, người Việt vẫn gìn giữ được những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc trong ngày Tết.