Thứ Sáu, 22/11/2024
  • “Phá rào” để phong danh hiệu

    Lần đầu tiên trong lịch sử, Chính phủ có một Nghị quyết riêng đề nghị phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho các cá nhân có nhiều đóng góp cho nền nghệ thuật nước nhà. Lần “phá rào” này không chỉ đem lại niềm vui cho những cá nhân được xét trao tặng danh hiệu, mà còn cho thấy sự công tâm, lắng nghe và cầu thị của cơ quan chủ quản trong chấp thuận hồ sơ và trình danh sách xét trao tặng

  • Mượt mà câu hát ống

    “Em đố chàng: Hoa gì sớm nở tối tàn/ Trắng, hồng, đỏ thẫm, tím than trong ngày?/ Hoa gì trắng đỏ cùng cây?/ Hoa gì đêm nở, ban ngày cấm cung?/ Phù dung sớm nở tối tàn/ Năm màu thay đổi chan chan trong ngày/ Hoa giấy trắng đỏ cùng cây/ Hoa quỳnh đêm nở, ban ngày cấm cung…”. Lời điệu hát ống, hát ví ngọt ngào, da diết ấy đã được người dân thôn Hậu, xã Liên Chung, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đánh thức sau nhiều năm chìm trong quên lãng.

  • Trao truyền đam mê nghệ thuật hát Then

    Những điệu hát Then của dân tộc Nùng là một di sản văn hóa quý giá. Với mong muốn giữ gìn, bảo tồn những làn điệu ấy trong đời sống của bà con dân tộc Nùng, đặc biệt là trong thế hệ trẻ, mỗi năm, cán bộ Phòng Văn hoá Thông tin huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) đều tổ chức lớp học miễn phí dạy hát Then, đàn Tính cho các em học sinh.

  • Chùa am Ngọa Vân - nơi tưởng nhớ Phật hoàng Trần Nhân Tông

    Chùa am Ngọa Vân là một di tích quan trọng nằm trong vùng địa linh của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt, chùa - am Ngọa Vân có vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi nơi đây chính là điểm dừng chân cuối cùng trong cuộc đời tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

  • Páo dung, nghệ thuật diễn xướng truyền thống đặc sắc của người Dao

    Páo dung, lối diễn xướng dân gian, truyền thống với các bài hát ngẫu hứng do chính người hát tự đặt lời, là phương tiện để truyền tải những tâm tư, tình cảm, ước muốn và khát vọng của người Dao.

  • Làng Mường đậm nét văn hóa thung lũng

    Làng Mường được ôm trọn trong một vùng thung lũng núi đồi, ở đó cảnh sắc giao hòa đủ để quần tụ những mái nhà sàn khum khum hình mai rùa núp dưới bóng vườn cây, những lối mòn uốn lượn lên rừng xuống suối, xuống ruộng, lên nương và đi tới các Mường bản lân cận.

  • Đến cổng trời... xem người Mông vẽ sáp ong

    Trên đỉnh đèo Ma Thì Hồ mà người dân bản địa vẫn thường gọi dân dã “cái yên ngựa” có một bản người Mông với cái tên khá ấn tượng - bản Cổng Trời. Từ xa xưa, Cổng Trời không chỉ như một chấm phá trong bức tranh hùng vĩ của thiên nhiên mà còn lưu giữ nét văn hóa độc đáo, quý giá, đó là kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải của người Mông hoa - tri thức dân gian về một nghề thủ công truyền thống đã gắn bó với đồng bào tự ngàn xưa.

  • Sách lá - Báu vật của người Khùa

    Người Khùa (thuộc dân tộc Bru - Vân Kiều) huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình cư trú chủ yếu ở thượng nguồn sông Gianh thuộc địa phận hai xã biên giới Dân Hóa và Trọng Hóa. Họ tập trung sinh sống trên dãy núi Giăng Màn của đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Hiện nay, nhiều nét văn hóa của người Khùa còn nhiều bí ẩn cần khám phá, tìm hiểu như là điệu hát “khắp”, tục cưới vợ 3 lần, chuyện đánh ghen, chuyện thờ thần núi Cu Lông... Và đặc biệt là sách lá-báu vật hàng trăm năm nay của người Khùa.

  • Hát xà nớt, làn điệu dân ca của người Vân Kiều

    Nằm về phía tây của tỉnh Quảng Trị là đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, nơi trú ngụ của đồng bào thiểu số Vân Kiều. Trải qua thăng trầm của lịch sử, những con người nơi đây đã cùng nhau đoàn kết, bảo vệ và xây dựng bản làng đổi mới. Bên cạnh phát huy truyền thống cách mạng, người dân các dân tộc thiểu số còn bảo tồn, phát triển kho tàng văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Một trong những giá trị văn hóa đó là làn điệu dân ca hát xà nớt của người Vân Kiều.

  • Khèn - biểu tượng văn hóa của người Mông

    Vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ, khèn của người Mông cũng vừa là nhạc khí thiêng kết nối giữa cõi trần và thế giới tâm linh nhưng cũng là phương tiện kết nối cộng đồng, chia sẻ tâm tư tình cảm, giúp chủ thể văn hóa thăng hoa với tinh thần lạc quan yêu đời.

  • Không phai mờ giá trị văn hóa người Cờ Lao

    Người Cờ Lao có nhiều nét văn hóa độc đáo riêng biệt. Trong xu thế hội nhập hiện nay, những giá trị văn hóa truyền thống vẫn luôn được các thế hệ người Cờ Lao gìn giữ và lưu truyền từ đời này qua đời khác, tạo nên một điểm nhấn riêng biệt trong “tấm thảm” văn hóa nhiều sắc màu của cộng đồng dân tộc anh em sinh sống nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc.

  • Đặc sắc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số Việt Nam - Lào

    Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt Nam - Lào khu vực miền trung và Tây Nguyên năm 2019 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) và UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp tổ chức đã chính thức khai mạc tối 17/5, tại Quảng trường huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế).

  • "Điện Biên - Điểm hẹn hòa bình"

    Đó là tên gọi chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2019) tổ chức tối 5/5, tại Quảng trường 7/5, tỉnh Điện Biên.

  • Lễ hội Cầu ngư Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    Tối 29/4, tại quảng trường biển Bảo Ninh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận lễ hội cầu ngư là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây không chỉ là hoạt động văn hóa tín ngưỡng dân gian mà hiện nay, tỉnh Quảng Bình đang tổ chức lễ hội cầu ngư thành sản phẩm du lịch biển hấp dẫn.

  • “Khát vọng Thống nhất” - sử thi bằng âm nhạc

    Chương trình nghệ thuật sử thi “Khát vọng Thống nhất” do Báo Nhân Dân, Truyền hình Nhân Dân phối hợp Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) và UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức vừa diễn ra tại Di tích lịch sử cầu Hiền Lương tối 29/4.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10