Thứ Sáu, 22/11/2024
Hướng dẫn thẩm định và tiêu chí công nhận cộng đồng không phóng uế bừa bãi

 Nhà tiêu hợp vệ sinh tại thôn, bản

 

Tại Việt Nam hiện nay một số dịch, bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, lỵ, thương hàn, tay-chân-miệng, giun sán vẫn còn lưu hành và có  nguy cơ  bùng phát  thành dịch tại nhiều vùng trong cả nước. Một trong những nguyên nhân chính là do thiếu nước sạch, sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, phóng uế bừa bãi, thực hành vệ sinh cá nhân chưa tốt. Ước tính tại Việt Nam vẫn còn khoảng hơn 5 triệu người đang phóng uế bừa bãi ra môi trường. Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long việc sử dụng cầu tiêu ao cá vẫn còn phổ biến. Để cải thiện các điều kiện vệ sinh góp phần phòng chống dịch bệnh, Chính phủ Việt Nam đã cam kết với Liên hiệp quốc đến năm 2025 sẽ chấm dứt tình trạng phóng uế bừa bãi, đến năm 2030 tất cả các hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh.

Ngày 31/5/2016, Cục Quản lý môi trường y tế đã ban hành Hướng dẫn thẩm định và công nhận cộng đồng đạt danh hiệu “Cộng đồng không phóng uế bừa bãi”. Mục đích của Hướng dẫn là nhằm triển khai, nhân rộng quy trình thẩm định và công nhận cộng đồng không phóng uế bừa bãi trên phạm vi cả nước một cách thống nhất, hướng tới việc thay đổi nhận thức, hành vi vệ sinh của người dân từ việc xóa bỏ hoàn toàn phóng uế bừa bãi đến việc quản lý được phânngười trong cộng đồng; tăng tỷ lệ hộ gia đình xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Trên cơ sở đó cải thiện tình hình vệ sinh môi trường của các cộng đồng một cách bền vững, góp phần đạt được mục tiêu “Một Việt Nam không còn phóng uế bừa bãi” vào năm 2025.


 Công trình cấp nước sạch, nhà vệ sinh đạt theo tiêu chuẩn và chỗ rửa tay có xà phòng tại Trạm y tế xã Sông Phan (huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận)

Một cộng đồng được công nhận danh hiệu “Thôn, bản không phóng uế bừa bãi” khi đáp ứng các tiêu chí: Tất cả các thành viên trong gia đình đều sử dụng nhà tiêu, bao gồm cả việc xử lý phân trẻ em vào nhà tiêu;  Ít nhất 90% hộ gia đình có bất kỳ một loại nhà tiêu nào, 10% hộ gia đình còn lại sử dụng chung nhà tiêu với các hộ gia đình khác;  Không thấy dấu hiệu của phân người xung quanh nhà và nơi công cộng; Ít nhất 70% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh; Cộng đồng phải có các quy định và quy chế thưởng, phạt để phát hiện và ngặn chặn hành vi đi tiêu bừa bãi hoặc sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh vượt quá thời  hạn cam kết.  Ngoài ra còn có tổ nhóm giám sát về vệ sinh môi trường ngay tại cộng đồng để đánh giá  việc duy trì và đảm bảo việc thực hiện, duy trì các quy định và tiêu chí đề ra.

Một xã đạt danh hiệu “xã không phóng uế bừa bãi” khi tất cả các thôn, bản trong xã đều đạt danh hiệu “thôn bản không phóng uế bừa bãi” và 100% trạm y tế, trường học (các điểm trường chính) trên địa bàn xã đều có nước, nhà tiêu hợp vệ  sinh  và  điểm rửa tay với xà phòng.

Một huyện đạt danh hiệu “huyện không phóng uế bừa bãi” khi tất  cả  các  xã trong huyện đều đạt danh hiệu “xã không phóng uế bừa bãi” và100% trạm ytế, trung tâm y tế huyện và trường học (các điểm trường chính) trên địa bàn huyện đều  có nước, nhà tiêu hợp vệ sinh và điểm rửa tay với xà phòng.

Kim Thanh

 

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác