Thứ Sáu, 22/11/2024
Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa trong các cơ sở y tế

 Chai thủy tinh đựng nước thay cho chai nhựa được khuyến khích sử dụng tại các cuộc họp của ngành y tế

Tại các cơ sở y tế, chất thải nhựa được phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt thường ngày của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân, người sử dụng dịch vụ y tế. Do tính tiện dụng nên những đồ dùng bằng nhựa sử dụng một lần như chai nhựa đựng nước, ống hút, hộp xốp đựng thức ăn, thìa nhựa, túi nilon khó phân hủy…  được sử dụng thường xuyên và đã thải ra môi trường một lượng lớn rác thải nhựa.

Bên cạnh đó, do tính chất đặc thù trong ngành y tế, việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần như bơm kim tiêm, dụng cụ thiết bị dùng trong phẫu thuật, xét nghiệm như găng tay vô trùng, chai, lọ, ống đựng bệnh phẩm.., đã góp phần loại trừ, giảm nguy cơ lây nhiễm, đảm bảo các hoạt động chuyên môn y tế được thực hiện đúng theo quy định, đặc biệt những công việc đòi hỏi nghiêm ngặt về vô trùng, an toàn, an ninh sinh học. Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc chủng loại và khối lượng chất thải nhựa trong y tế là đa dạng và phát sinh với khối lượng lớn.

Nhằm cụ thể các biện pháp, các hoạt động để giảm thiểu rác thải nhựa trong các cơ sở y tế, ngày 29/7/2019 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị 08/CT-BYT về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Y tế. Tại Chỉ thị số 08, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch giảm thiểu chất thải nhựa trong hoạt động của đơn vị như:  Tăng cường sử dụng thuốc bằng đường ung nếu có thể; sử dụng các vật dụng sinh hoạt, các dụng cụ, vật tư, thiết bị y tế, bao bì, dụng cụ đóng gói, chứa, đựng thuc, hóa chất làm từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng trong quá trình khám, chn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh, trong hoạt động nghiên cứu, kiểm nghiệm, kiểm định và các hoạt động chuyên môn y tế khác nhằm giảm phát sinh chất thải nhựa. Hạn chế sử dụng túi, chai, cốc, bát, đĩa, ống hút và các vật dụng khác làm từ nhựa dùng một lần hoặc ni lông khó phân hủy cho mục đích ăn uống của người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế và tại các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn của đơn vị; tiến tới thay thế bằng các vật dụng làm từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng. Phấn đấu tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng vật liệu nhựa dùng một lần và  nilon khó phân hủy trong đơn vị. Đưa tiêu chí giảm thiểu chất thải nhựa vào thực hiện cơ sở y tế xanh – sạch – đẹp, đánh giá chất lượng bệnh viện.

Để tăng cường các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa tại các cơ sở y tế, ngày 16/8/2019, tại Hội nghị trực tuyến triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong  ngành y tế,  Bộ trưởng Bộ Y tế đã đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm cho các sở y tế tỉnh, thành phố thực hiện. Đó là: (1) Tăng cường tập huấn, hướng dẫn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi thói quen sử dụng túi ni lon khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần cho nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Phát động thi đua khen thưởng, phát hiện và biểu dương, khen thưởng kịp thời các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong giảm thiểu chất thải nhựa. (2) Rà soát, đánh giá nguồn phát sinh, số lượng, chủng loại chất thải nhựa, xây dựng kế hoạch kèm theo lộ trình cụ thể thực hiện giảm thiểu chất thải nhựa tại đơn vị đảm bảo hiệu quả, khả thi và đạt chất lượng dịch vụ y tế. (3) Tiến hành nghiên cứu, áp dụng các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế. (4) Bố trí các nguồn lực hợp lý đảm bảo để thực hiện kế hoạch. (5) Thường xuyên kiểm tra, giám sát và báo cáo kịp thời kết quả thực hiện.

Hiện tại, các Sở Y tế các tỉnh, thành phố  đã và đang tích cực triển khai Chỉ thị tới các đơn vị trực thuộc. Tại các cơ sở y tế, các hoạt động giảm thiểu rác thải nhựa có thể  thực hiện qua các hoạt động cụ thể như hạn chế sử dụng chai nước dùng một lần cho các cuộc hội họp, thay thế bằng chai thủy tinh; sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường như túi giấy, túi vải, túi ni lon tự phân hủy trong hoạt động khám chữa bệnh, nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân sử dụng cặp lồng đựng thức ăn thay cho hộp xốp…

Trong thời gian tới, để tiếp tục tăng cường thực hiện Chỉ thị của Bộ Y tế, các Sở y tế địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành y tế, tạo sự đồng thuận tham gia của người bệnh, người nhà bệnh nhân, các cấp, ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế.

Hoàng Hà

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác