-
Bệnh truyền nhiễm từ lâu đã được mọi người biết đến và luôn tìm cách phòng tránh cho bản thân không bị mắc phải. Tuy nhiên, cách phòng tránh đơn giản và đem lại hiệu quả cao nhất chính là rửa tay thường xuyên với xà phòng.
-
Ðối với các tỉnh vùng cao, nhất là đối với tỉnh có nhiều người DTTS, vấn đề nâng cao tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh gặp rất nhiều khó khăn. Ðể cải thiện điều này, việc nâng cao nhận thức, truyền thông thay đổi hành vi cho người dân các địa bàn thực sự quan trọng, cần được thực hiện đầu tiên nhằm giải quyết “gốc rễ” vấn đề. Tại một số địa phương đã có những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao nhận thức cho người dân.
-
Công tác truyền thông vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường là một phần việc quan trọng trong Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”. Tại Điện Biên, công tác này được quan tâm, đẩy mạnh nhằm nâng cao năng lực của Chương trình.
-
Tỉnh Yên Bái hiện có 12 đơn vị y tế tuyến tỉnh và 9 Trung tâm y tế huyện, thành phố, thị xã trực thuộc Sở, với gần 400 cơ sở y tế. Thực hiện chỉ đạo của Sở Y tế tỉnh Yên Bái, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh đã hướng dẫn, triển khai các hoạt động giảm thiểu rác thải nhựa ngành y tế tới các đơn vị thuộc ngành.
-
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 7 cơ sở khám chữa bệnh ở tuyến tỉnh. Tuyến huyện gồm 8/8 Trung tâm y tế huyện, thành phố được cấp phép hoạt động theo hình thức Bệnh viện Đa khoa hạng 3, thực hiện lồng ghép hai chức năng khám, chữa bệnh và y tế dự phòng. Tuyến xã có 122 trạm y tế xã, phường, thị trấn, mỗi trạm có từ 2 đến 5 giường lưu bệnh nhân trong đó 114 trạm y tế ngoài việc thực hiện công tác sơ cứu, cấp cứu thông thường còn có chức năng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Ngoài các cơ sở y tế công lập, hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 136 cơ sở hành nghề y tư nhân đã được cấp phép hành nghề, chủ yếu là phòng khám chuyên khoa.
-
Đồng Bảng là xã vùng khó khăn của huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) với hơn 1.500 nhân khẩu. Đến nay, cả xã có hơn 1.400 người tham gia BHYT. Trạm y tế xã có 7 cán bộ, nhân viên, trong đó có 1 bác sĩ, áp lực công việc luôn đè nặng lên vai mỗi người. Xác định công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân là trách nhiệm của người thầy thuốc nên các y, bác sĩ đã vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trạm thường xuyên phối hợp với các đoàn thể và mỗi thôn thực hiện tốt công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh, giúp người dân biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.
-
Cộng đồng không phóng uế bừa bãi (ODF - Open Defecation Free) là tình trạng cộng đồng hoàn toàn xóa bỏ việc phóng uế bừa bãi. Phân người được quản lý chặt chẽ, không còn thấy phân người tiếp xúc trực tiếp với môi trường, kể cả phân trẻ em. Sử dụng nhà tiêu đúng cách một cách thường xuyên trở thành thói quen của mọi người dân kể cả trẻ em trong cộng đồng. Sau khi cộng đồng đã đạt được mục tiêukhông còn tình trạng phóng uế bừa bãi, người dân trong cộng đồng vẫn cần được tiếp tục hướng dẫn và tuyên truyền về xây dựng, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và thay đổi hành vi trong lĩnh vực vệ sinh môi trường và hành vi vệ sinh cá nhân tiến tới vệ sinh môi trường bền vững.
-
Thực hiện Chỉ thị số 08/CT-BYT ngày 29/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế, Sở Y tế tỉnh Đăk Nông đã tích cực chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai giảm thiểu chất thải nhựa.
-
Năm 2018, hưởng ứng phòng
trào “Chống rác thải nhựa” do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động, Bộ Y tế đã
có Công văn số 1505/MT-YT gửi các Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế
và Công văn số 1506/MT-YT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
về triển khai phong trào, nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi cộng đồng cùng
nhau thay đổi hành vi, thói quen sửa dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi nilon
khó phân hủy, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người
và hệ sinh thái.
-
Bão lụt ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ con người và môi trường sống. Sau bão lụt, thường xảy ra nhiều loại dịch bệnh như tả, lỵ, thương hàn... mà nguyên nhân chính là do môi trường và nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm. Nếu không có biện pháp xử lý tốt thì có thể bùng phát những vụ dịch lớn. Chính vì vậy, việc xử lý nước và vệ sinh môi trường là một việc làm cần thiết. Để đảm bảo công tác vệ sinh môi trường và nước sạch nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh trong và sau bão lụt, Cục Quản lý môi trường y tế đã ban hành sổ tay hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt để các địa phương, đơn vị và người dân thực hiện. Sau đây là cách xử lý nước và vệ sinh môi trường trước, trong và sau bão lụt:
-
Nhà vệ sinh đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống. Việc xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đúng quy cách có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển bền vững. Thiếu nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh không đảm bảo tại các hộ gia đình, nơi làm việc, bệnh viện, trường học… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, sự tập trung, năng suất lao động, là nguyên nhân chính gây ra các dịch bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn và nhiễm các loại giun, sán đường ruột.
-
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, rửa tay sạch sẽ được coi là cách phòng chống quan trọng nhất để giảm thiểu các bệnh truyền nhiễm. Trong công tác vệ sinh cá nhân nếu như không chú trọng vệ sinh bàn tay sẽ là yếu tố nguy cơ cao để lây lan nhiều loại bệnh.
-
Nhằm đẩy mạnh tuyên truyền cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch nông thôn; vừa qua UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện đề án truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch nông thôn giai đoạn 2019 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
-
Sáng 16/8, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế tại các điểm cầu Trung ương và 63 tỉnh thành phố.
-
Từ ngày 06 - 09/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng tổ chức tập huấn Truyền thông thay đổi hành vi và hướng dẫn lập kế hoạch Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới năm 2019.