Thứ Bảy, 28/12/2024
Phấn đấu năm 2020, Vĩnh Phúc đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 8 - 8,5%

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố, các Công ty nhà nước tập trung xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 đảm bảo phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, Kế hoạch tài chính 5 năm của tỉnh giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; các chương trình hành động của tỉnh và các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Việc triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, công khai, minh bạch, công bằng, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị và tăng cường trách nhiệm giải trình trong xây dựng kế hoạch và phân bổ các nguồn lực.

Trên cơ sở kết quả đã đạt được các năm 2016-2018, ước thực hiện kết quả năm 2019 và dự báo tình hình trong nước và thế giới, các sở, ngành, địa phương xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 phải gắn với đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; thực hiện hiệu quả, thực chất hơn các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh cải cách thể chế và khơi thông nguồn lực; tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh; quyết liệt thực hiện các dự án quan trọng của tỉnh, các công trình trọng điểm. Đổi mới đồng bộ giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh. Phát triển bứt phá thị trường trong nước, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu năm 2020 đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 8 - 8,5%. Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; quyết liệt phòng chống tham nhũng, lãng phí; xây dựng bộ máy liêm chính, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp. 

Đối với việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2020 phải được xây dựng theo đúng chính sách, chế độ hiện hành, trên cơ sở đánh giá sát tình hình thu ngân sách nhà nước các năm 2016-2018 và ước thực hiện năm 2019. Phấn đấu tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào ngân sách nhà nước năm 2020 đạt khoảng 21-23% GDP. Dự toán thu nội địa năm 2020 tăng tối thiểu 10-12% so với đánh giá ước thực hiện năm 2019. Mức tăng thu cụ thể tùy theo điều kiện, đặc điểm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn từng địa phương. Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng bình quân tối thiểu 5-7% so với năm 2019.

 Năm 2020 là năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, do đó, bố trí đủ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2020 để thanh toán nợ xây dựng cơ bản còn lại chưa thanh toán, vốn cho 2 chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, vốn cho các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2020. Ưu tiên bố trí vốn thu hồi vốn ứng trước, đầu tư cho các chương trình mục tiêu đã được phê duyệt nhằm hướng đến mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nông nghiệp, nông thôn, các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai; các dự án, công trình y tế, giáo dục, các dự án phát triển hạ tầng trọng điểm tạo sức lan tỏa và kết nối phát triển; các dự án quốc phòng - an ninh; không bố trí vốn cho các dự án không có khả năng giải ngân. Việc bố trí vốn nước ngoài phải phù hợp với tiến độ giải ngân từ nhà tài trợ, bố trí đủ vốn cho các dự án kết thúc Hiệp định vay trong năm 2020. 

Các sở, ban, ngành, địa phương lập dự toán tạo nguồn cải cách tiền lương bao gồm nguồn tiết kiệm chi thường xuyên; nguồn tăng thu ngân sách địa phương; một phần nguồn thu được để lại theo chế độ quy định; nguồn thực hiện cải cách tiền lương các năm trước còn dư...

Ánh Nhân

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi