Thứ Sáu, 19/4/2024
Vĩnh Phúc: Kinh tế 9 tháng đầu năm tăng trưởng khá

Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tính tăng 15,06% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất kể từ năm 2019 trở lại đây, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn phục hồi mạnh mẽ trở lại như trước thời điểm xảy ra dịch bệnh COVID-19. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 15,22%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,00%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,64%.

Hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 9 tháng đầu năm 2022 đạt được những kết quả khả quan. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 47.954,1 tỷ đồng, tăng 19,47% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 42.843,6 tỷ đồng chiếm 89,40% tổng mức, tăng 19,53%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành đạt 3.227,0 tỷ đồng chiếm 6,73% tổng mức, tăng 22,11%; doanh thu các ngành dịch vụ tiêu dùng đạt 1.853,5 tỷ đồng chiếm 3,87% tổng mức, tăng 13,79%.

Về đầu tư công, 9 tháng đầu năm cấp tỉnh đã phân khai chi tiết với tống số tiền là 3.952,272 tỷ đồng, đạt 100%. Công tác chuẩn bị đầu tư được triển khai theo quy định, cấp tỉnh đã thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư 30 dự án, phê duyệt chủ trương đầu tư 26 dự án (trong đó có 01 dự án trọng điểm) và phê duyệt 48 dự án đầu tư (trong đó có 02 dự án trọng điểm). Cấp huyện, xã đã thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư 231 dự án; phê duyệt chủ trương đầu tư 210 dự án và phê duyệt 191 dự án đầu tư do cấp huyện, xã quản lý.

Hiện địa phương đang tập trung thực hiện quyết liệt việc giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình, dự án trọng điểm, công trình lớn, quan trọng, thiết yếu, các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, giao thông, dịch vụ; hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề, làng nghề truyền thống.

Tăng cường các biện pháp quản lý tốt thị trường, giá cả; bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa; giám sát chặt chẽ biến động giá các mặt hàng thiết yếu, có biện pháp điều hành bình ổn giá phù hợp….Tính đến thời điểm hiện tại, địa phương đã giải phóng mặt bằng được 2.066,1ha, đạt 74,41% kế hoạch.

Ngoài ra, Vĩnh Phúc đã thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, lao động, việc làm. Thực hiện hiệu quả, kịp thời các chính sách trợ giúp thường xuyên và đột xuất đối với đối tượng yếu thế, trong đó đảm bảo lương thực, thực phẩm và các dịch vụ thiết yếu, dịch vụ y tế cho người dân đặc biệt trong dịp tết. Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ…

Du lịch Vĩnh Phúc được hồi phục, tổng số lượt khách ước đạt 820.000 lượt; doanh thu du lịch ước đạt 310 tỷ đồng; tổng số lượt khách tham quan du lịch ước: 6.585.000 lượt khách (quý III là 2.380.000 lượt khách), tăng 300% so với cùng kỳ năm trước và đạt 82% kế hoạch năm đề ra. Tổng doanh thu du lịch ước 9 tháng đạt 2.682 tỷ đồng (quý III: 890 tỷ). Công suất sử dụng phòng đạt 35-40%.

Lĩnh vực giáo dục, năm 2022 Vĩnh Phúc có 62 học sinh đoạt giải với 8 giải nhất, 18 giải nhì, 15 giải ba, 21 giải khuyến khích, đứng vị trí thứ 3 cả nước về số lượng giải nhất của các kỳ thi và có hai em học sinh dự thi Olympic Toán quốc tế (IMO) và dự thi Olympic Vật Lý châu Á - Thái Bình Dương (APhO) năm 2022.

Để phấn đấu đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2022, Vĩnh Phúc tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đối với các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và các khu công nghiệp mới có quyết định thành lập: Tam Dương II - khu A, Bình Xuyên, Bá Thiện II, Sơn Lôi, Sông Lô I, Sông Lô II, Tam Dương I - khu vực 2; Thái Hòa - Liễn Sơn - Liên Hòa khu vực 2 (giai đoạn 1) và Nam Bình Xuyên tạo quỹ đất sạch để đầu tư hạ tầng, thu hút dự án đầu tư mới.

Bảo đảm thực hiện các chính sách an sinh xã hội và phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội; tăng cường quản lý Nhà nước về khoa học công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cho phát triển kinh tế - xã hội. Triển khai hiệu quả công tác xây dựng chính quyền, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

PV

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Xem nhiều nhất