-
Sáng 23/5, 1.103 khu vực bỏ phiếu trên toàn tỉnh đã khai mạc, đón những lá phiếu đầu tiên của cử tri Vĩnh Phúc. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã tới dự khai mạc và cùng cử tri bỏ phiếu, thực hiện quyền công dân thiêng liêng: bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp.
-
Hơn 2 tuần sau khi đợt dịch Covid-19 thứ 2 quay trở lại, không chỉ quyết liệt dập dịch, đưa số ca dương tính với Covid-19 giảm từng ngày, tỉnh Vĩnh Phúc đã kịp thời ban hành những quyết sách hướng về người dân với quan điểm “Việc gì tốt cho dân thì làm, tất cả vì sức khỏe, tính mạng của nhân dân và người dân phải được hưởng thành quả trực tiếp từ sự phát triển của tỉnh”.
-
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhằm đi trước đón đầu, đáp ứng nhanh với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp, nơi có số lao động lớn, nguy cơ lây nhiễm cao, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã yêu cầu tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh từ ngày 15/5 đến ngày 20/5 phải hoàn thành xét nghiệm dịch bệnh Covid-19 cho tất cả người lao động.
-
Những ngày này, thông qua công tác tuyên truyền, kêu gọi, vận động, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang sát cánh cùng chính quyền và nhân dân, góp sức vào công tác phòng, chống dịch Covid-19.
-
Báo cáo sơ kết bước 1 công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc của Ủy ban bầu cử tỉnh chỉ rõ, tỉnh đã thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 01/KH-UBBC ngày 21/01/2021 của Ủy ban bầu cử tỉnh về triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 tại tỉnh Vĩnh Phúc.
-
Đây là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XIV tỉnh Vĩnh Phúc tại cuộc họp chiều 13/5 về công tác tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
-
Chiều 18/11, đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh có buổi tiếp ngài Park Noh Wan, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam. Cùng dự có các đồng chí: Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Lê Duy Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
-
Trong Chương trình các hoạt động của hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37, chiều 14/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Hà Nội đã diễn ra Lễ khởi động Mạng lưới Logistics thông minh ASEAN với Dự án đầu tiên “Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc”. Buổi lễ được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại tất cả điểm cầu các nước thành viên ASEAN. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 chủ trì và điều hành buổi Lễ tại Việt Nam. Về phía Singapore có Thủ tướng Lý Hiển Long; lãnh đạo các bộ, ban, ngành của Việt Nam và Singapore. Về phía tỉnh Vĩnh Phúc có đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XIV tỉnh; đồng chí Lê Duy Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Văn Khước, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Bình Xuyên.
-
Chiều 11/11, Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh tổ chức Chương trình Kết nối, hợp tác kích cầu du lịch Quảng Ninh – Vĩnh Phúc. Chương trình có sự tham gia của các doanh nghiệp ngành dịch vụ, du lịch và đại diện các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Chiều 9/11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành cùng lãnh đạo một số sở, ngành liên quan đã có buổi tiếp và làm việc với đại diện Tập đoàn Indochina Capital (ICC) của Hoa Kỳ đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh.
-
Vĩnh Phúc là một trong 9 tỉnh có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới. Từ việc nhất quán và thực hiện tốt chủ trương “không chạy theo hình thức mà đi vào thực chất, làm đến đâu chắc đến đó để đạt mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân nông thôn”, sau 11 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bộ mặt khu vực nông thôn Vĩnh Phúc ngày càng khởi sắc, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, môi trường có nhiều chuyển biến tích cực...
-
Nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh Vĩnh Phúc xác định 28 chỉ tiêu chủ yếu, 4 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá, trong đó ưu tiên thu hút phát triển ngành công nghiệp điện tử công nghệ cao, đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm công nghiệp điện tử của cả nước. Nhằm hiện thực hóa các khâu đột phá chiến lược, đạt mục tiêu phát triển nhanh và bền vững,tỉnh tập trung khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, tận dụng có hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, làm cơ sở để xây dựng các kế hoạch, chương trình phát triển KT - XH.
-
Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ của Thủ đô, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội và Đồng bằng sông Hồng, do vậy tỉnh có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế khu vực và quốc gia. Vĩnh Phúc còn được biết đến là nơi khởi nguồn của đổi mới tư duy quản lý nông nghiệp - nông thôn, với phương thức “khoán hộ” vào cuối những năm 60, 70 của thế kỷ XX, đó là bước đi mang tính đột phá, tạo cơ sở thực tiễn cho đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân của Đảng ta sau này.
-
Xây dựng kết cấu hạ tầng là 1 trong 3 đột phá chiến lược được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Phúc thực hiện hiệu quả trong nhiệm kỳ 2015 - 2020. Khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch; phân bổ và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư; huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, đến nay, cơ sở hạ tầng của Vĩnh Phúc từng bước được hoàn thiện theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đây cũng là tiền đề quan trọng để Vĩnh Phúc đạt chuẩn đô thị loại I trong giai đoạn 2021-2025.
-