Thứ Năm, 26/12/2024
Qua Bình Long học “dân vận khéo”
Người dân xã Thanh Phú tự đầu tư hệ thống phun sương tự động để xây dựng mô hình trồng rau an toàn

Theo đó, nhờ “dân vận khéo” mà đến nay, 100% tuyến đường liên xã, phường của thị xã Bình Long đã được nhựa hóa. 90% đường giao thông nông thôn liên ấp, liên khu phố và 70% đường liên tổ của thị xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Người dân thị xã Bình Long đã hiến 16.550m2 đất, đóng góp 17 tỷ đồng và 1.765 ngày công lao động để mở rộng, nâng cấp, làm mới 144,4km đường nhựa và bê tông nông thôn.

Phong trào thi đua “dân vận khéo” được các cấp ủy đảng, chính quyền và các cơ quan, đoàn thể trong toàn thị xã quan tâm, triển khai rộng khắp với hình thức đa dạng, thiết thực. Cuối năm 2016, thị xã Bình Long có 2 xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới và tự cân đối thu - chi ngân sách.

Một trong 4 kinh nghiệm của phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở thị xã Bình Long là chủ động tham mưu Ban Thường vụ Thị ủy kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị trong toàn hệ thống chính trị của thị xã. Kế đến là tập trung vào 5 nhóm công việc: khéo tham mưu, tổ chức thực hiện; khéo tuyên truyền, vận động; khéo vận động phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng; khéo vận động xây dựng văn hóa - xã hội - môi trường lành mạnh và khéo xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” phải thường xuyên đổi mới cách làm hay, sáng tạo và phải phù hợp với điều kiện từng nơi. Tùy đặc điểm và tình hình thực tế của từng đơn vị, tổ chức, cá nhân để chọn lựa mô hình thích hợp. Nên chọn những mô hình thuận lợi, có điều kiện thực hiện, ít tốn kém kinh phí làm trước. Mỗi mô hình phải có kế hoạch cụ thể, có sự bàn bạc thống nhất cao trong tổ chức và nhân dân. Đặc biệt, mỗi mô hình, mỗi phần việc phải phân công người đảm nhiệm và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả của công việc đó.

Nguồn: baobinhphuoc.com.vn, ngày 05/7/2017

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Xem nhiều nhất