Thứ Ba, 17/12/2024
Hội nghị trao đổi kinh nghiệm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
 
Quang cảnh Hội nghị 

Tham dự hội nghị có các đồng chí phó trưởng Ban Dân vận Trung ương: Lò Văn Giàng, Ngô Thị Doãn Thanh, Nguyễn Văn Hùng, Hà Ngọc Anh; đại diện lãnh đạo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo Ban Dân vận một số tỉnh, thành ủy.

Tại hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm trong cách thức tổ chức đối thoại, thương lượng; tổ chức hội nghị người lao động và thực hiện dân chủ tại nơi làm việc. Theo đó, để triển khai thực hiện Nghị định số 60/2013/NĐ-CP một cách hiệu quả, các cơ quan, tổ chức liên quan cần hướng dẫn, xây dựng các quy chế cụ thể, sát hợp với từng loại hình doanh nghiệp, quá trình xây dựng các quy chế, quy định, nội dung cần phát huy trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động. Cấp ủy cấp trên phải thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra và kịp thời tháo gỡ vướng mắc của cơ sở; quan tâm, phát hiện và nhân rộng các điển hình tiêu biểu có cách làm hay, hiệu quả. Cấp ủy, chính quyền gắn bó, chia sẻ, hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, lắng nghe doanh nghiệp, lắng nghe người lao động để có chủ trương, giải pháp phù hợp; phát hiện, đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi quy định bất cập; nâng cao vai trò tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai khẳng định sau 3 năm thực hiện Nghị định 60 đã đạt được kết quả, tạo sự chuyển biến nhất định; qua trao đổi của các đại biểu thấy được những kinh nghiệm tốt trên một số vấn đề như: Phải bảo đảm yếu tố lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng; chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền; vai trò của tổ chức Công đoàn trong quá trình thực hiện QCDC là hết sức quan trọng; sự tham gia chủ động của người lao động trong thực hiện QCDC tại nơi làm việc; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện.

 
Đồng chí Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị 


Về các nội dung trọng tâm của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, đồng chí Trương Thị Mai lưu ý đến công tác đối thoại giữa người sử dụng lao động với người lao động, tổ chức hội nghị người lao động và ký kết các thỏa ước lao động tập thể. Trong đó, các thỏa ước lao động tập thể phải chú trọng vào thực chất, đảm bảo nâng cao điều điện lao động tốt hơn cho người lao động. Cùng với đó, đối tượng trọng điểm cần triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở là khối doanh nghiệp vì đây là nơi tập trung mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Đồng chí Trương Thị Mai cũng cho rằng, những khó khăn và kinh nghiệm của các tỉnh, thành trong thực hiện Nghị định số 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc trong thời gian qua sẽ được các cấp, các ngành tiếp thu, kiến nghị lên Quốc hội để hoàn thiện Bộ luật Lao động trong thời gian tới./.

 Tin và ảnh: Việt Hải

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác

Xem nhiều nhất