Thứ Hai, 25/11/2024
Ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang trao đổi kinh nghiệm công tác dân tộc, tôn giáo

 Quang cảnh buổi làm việc

Tham dự có đồng chí Công Hoàng Bạch, Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Long An, thành viên thường trực BCĐ công tác dân tộc, tôn giáo tỉnh Long An; đồng chí Nguyễn Tiếc Hùng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Dân vận tỉnh ủy An Giang; đồng chí Lê Văn Lĩnh, Phó trưởng ban Dân vận tỉnh ủy An Giang; các đồng chí Trưởng, phó phòng thuộc Ban Dân vận tỉnh ủy An Giang; đại diện Ban Dân tộc tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Sở Nội vụ, Công an tỉnh và Văn phòng Tỉnh ủy của hai tỉnh Long An và An Giang.

Tại buổi làm việc, đồng chí Hoàng Công Bạch mong muốn Ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang chia sẻ những kinh nghiệm về: hoạt động của BCĐ trong chỉ đạo điều hành và quyết định các chủ trương, chính sách về công các dân tộc, tôn giáo; công tác QLNN về dân tộc, tôn giáo (cải cách hành chính Nhà nước); việc thực hiện quy hoạch đất đai, cấp quyền sử đất, cấp phép xây dựng cho cơ sở thờ tự của tôn giáo; kinh nghiệm giải quyết việc biến gia thành tự, "đạo lạ", "đạo mới", xây dựng cơ sở thờ tự trái pháp luật; công tác xây dựng lực lượng cốt cán trong tôn giáo, đồng bào dân tộc.


 Đ/c Nguyễn Tiếc Hùng, Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận tỉnh ủy An Giang
chia sẻ kinh nghiệm

Đồng chí Nguyễn Tiếc Hùng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Dân vận tỉnh ủy An Giang đã báo cáo tổng quát tình hình công tác dân tộc, tôn giáo và chia sẻ kinh nghiệm về công tác dân tộc, tôn giáo của tỉnh An Giang trong thời gian qua. Hiện nay, dân số tỉnh An Giang khoảng 2,2 triệu người, có 4 dân tộc chính là Kinh, Khơ me, Chăm và Hoa, trong đó dân tộc Kinh chiếm gần 95% dân số. Toàn tỉnh có khoảng 1,9 triệu tín đồ theo 10 tôn giáo được Nhà nước công nhận. Tình hình dân tộc, tôn giáo trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định. Các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo và đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn đoàn kết, tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các tổ chức tôn giáo thực hiện hoạt động, sinh hoạt đúng theo Hiền chương. Nội quy và chương trình đăng ký được Nhà nước cho phép; các cơ sở thờ tự được xây dựng, sửa chữa khang trang; các lễ trọng của tôn giáo và tết của đồng bào DTTS được tổ chức trang nghiêm trên tinh thần tiết kiệm. Có nhiều vị chức sắc, chức việc của các tôn giáo và người có uy tín trong đồng bào DTTS tham gia vào Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban MTTQ và đoàn thể các cấp.

Để đạt được những kết quả đó là do sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy và chính quyền các cấp; củng cố niềm tin và tạo uy tín cho lực lượng cốt cán trong tôn giáo. Đồng thời, do đặc điểm DTTS trên địa bàn tỉnh gắn liền với tôn giáo nên tỉnh đã kết hợp thực hiện chính sách chung, trong đó có chính sách cho lực lượng cốt cán trong dân tộc và tôn giáo theo quy định của Chính phủ. Công tác chăm lo cho đồng bào DTTS và đồng bào tôn giáo được quan tâm; chú trọng nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của người dân để hạn chế những bất cập, điều chỉnh cơ chế, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế…

Bích Quyên

 

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác

Xem nhiều nhất