Điểm nhấn về cải cách hành chính tại Văn phòng Chính phủ
Hoàn
thiện hệ thống quy chế, quy trình công tác; đổi mới nâng cao chất lượng
các cuộc họp; đẩy mạnh thực hiện xử lý hồ sơ công việc trên môi trường
mạng; cải cách việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra… là những kết quả nổi
bật mà Văn phòng Chính phủ đã đạt được nhằm nâng cao chất lượng tham
mưu, tổng hợp phục vụ hoạt động chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ.
Để
nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi công vụ, thời gian qua, Văn phòng
Chính phủ đã rà soát, bổ sung, sửa đổi và ban hành hệ thống quy chế, quy
định, quy trình đối với từng lĩnh vực công tác; ban hành Sổ tay công
tác và tổ chức tập huấn các quy chế, quy định để công chức thực hiện
đúng trách nhiệm, quyền hạn.
Hệ
thống quy chế, quy định được ban hành đã tạo ra được hoạt động thống
nhất trong toàn cơ quan, đồng thời, là cơ sở cần thiết phục vụ cho công
tác thanh tra, kiểm tra công vụ.
Việc
giao ban hàng tuần của lãnh đạo Văn phòng Chính phủ với các vụ, cục,
đơn vị cũng được cải tiến. Văn phòng Chính phủ đã tổ chức giao ban ngoài
giờ hành chính (từ 7-8 giờ sáng thứ 6 hằng tuần). Do đó, đã dành được
nhiều thời gian phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ; hiệu quả công việc được nâng lên rõ rệt.
Một
trong những cải cách hành chính mạnh mẽ, quan trọng và hiệu quả nhất
trong những năm qua là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ
quy trình quản lý, xử lý văn bản, đề án, hồ sơ công việc. Từ ngày
01-01-2012, toàn bộ hồ sơ công việc của cơ quan được xử lý hoàn toàn
trên môi trường mạng, được lãnh đạo giám sát chặt chẽ, đúng quy trình và
tiến độ. Đồng thời, Văn phòng Chính phủ cũng đã công khai thông tin
việc tiếp nhận và tiến độ xử lý trên mạng hành chính điện tử của Chính
phủ để các cơ quan trình theo dõi, giám sát. Đến nay có 178 bộ, cơ quan,
địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty 91 đã theo dõi, giám sát
chặt chẽ được việc tiếp nhận, tiến độ xử lý của từng hồ sơ công việc của
bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trình. Đồng thời, đã xây dựng,
vận hành Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu kết nối đến các bộ, cơ quan (178
đầu mối); tổ chức tập huấn và hướng dẫn sử dụng. Chỉ tính trong 5 tháng
đầu năm 2015, Văn phòng Chính phủ đã cập nhật hơn 1.660 văn bản với
trên 1.900 nhiệm vụ, công việc được giao cho các bộ, cơ quan, địa phương
thực hiện.
Đối
với các phiên họp thường kỳ, họp chuyên đề của Chính phủ, Văn phòng
Chính phủ đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành chuẩn bị kỹ tài liệu
phục vụ cuộc họp; đồng thời có báo cáo tổng hợp từng nội dung, tham mưu
cho Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, các cuộc họp chuyên đề và cuộc họp
Chính phủ giải quyết được nhiều nội dung, được sự đánh giá cao của các
bộ, ngành.
Để
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Văn phòng Chính phủ đã thực hiện
nhiều giải pháp để thực hiện việc tinh giản biên chế, đồng thời cải
tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, tiếp nhận cán
bộ; chú trọng tuyển dụng theo phương án cạnh tranh vào từng vị trí việc
làm, phù hợp với vị trí tuyển dụng; ưu tiên điều động nội bộ, có cơ chế
thu hút cán bộ, công chức trình độ cao, giầu kinh nghiệm công tác từ các
bộ, ngành, địa phương.
Phải cải cách ngay các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp
Ngày
02-7, Bộ trưởng Hà Hùng Cường và các thứ trưởng Bộ Tư pháp đã có buổi
làm việc nghe báo cáo rà soát thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản
lý nhà nước của bộ.
Bộ
Tư pháp là một trong những bộ đầu tiên hoàn thành 100% các yêu cầu đơn
giản hóa tại các Nghị quyết của Chính phủ. Việc đánh giá tác động thủ
tục hành chính và thẩm định quy định về thủ tục hành chính được tiến
hành nghiêm túc. Trong năm 2014, các đơn vị thuộc Bộ đã đánh giá tác
động 61 thủ tục hành chính trong tổng số 7 văn bản có quy định thủ tục
hành chính do Bộ chủ trì xây dựng.
Đối
với các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 19/NQ-CP về những nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia 2 năm 2015-2016, lãnh đạo Bộ đã giao nhiệm
vụ cụ thể cho từng đơn vị.
Kết
luận buổi làm việc, Bộ trưởng Hà Hùng Cường khẳng định, vấn đề số lượng
thủ tục hành chính nhiều hay ít không quan trọng, điều cốt yếu là phải
đảm bảo khách quan, trung thực, xác định đúng tiêu chí của thủ tục hành
chính.
“…cần
nhận diện lại cho chính xác số lượng thủ tục hành chính. Ngoài ra, đề
nghị đánh giá sự tuân thủ thủ tục hành chính trong thời gian qua và rà
soát, kiến nghị đơn giản hóa tiếp tục như thế nào theo tinh thần chung
là xây dựng nền hành chính điện tử, không giấy tờ” - Bộ trưởng yêu cầu.
Đặc biệt, Bộ trưởng nhấn mạnh, những thủ tục hành chính liên quan trực
tiếp đến người dân, doanh nghiệp phải làm ngay, tính toán cụ thể giảm
được bao nhiêu thời gian, chi phí.
Tổng cục Hải quan triển khai thực hiện Chỉ số cải cách hành chính
Tổng
cục Hải quan vừa có công văn hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị thuộc và
trực thuộc Tổng cục triển khai thực hiện Chỉ số theo dõi, đánh giá kết
quả cải cách hành chính của ngành. Theo đó, Thủ trưởng các đơn vị trong
ngành thường xuyên phổ biến, quán triệt về nội dung chỉ số cải cách hành
chính; phương pháp tự chấm điểm chỉ số cải cách hành chính hàng năm
theo quy định. Qua đó giúp các cơ quan, đơn vị và toàn thể cán bộ, công
chức, viên chức ngành Hải quan nắm bắt đầy đủ ý nghĩa, sự cần thiết của
chỉ số cải cách hành chính, thực hiện tốt các yêu cầu về cải cách hành
chính trong các lĩnh vực công tác được giao.
Hàng
năm Tổng cục Hải quan tự chấm điểm chỉ số cải cách hành chính để gửi
kết quả về Bộ Tài chính. Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải
quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu về cải cách hành
chính trong phạm vi theo dõi, quản lý khi có đề nghị của đơn vị được
giao nhiệm vụ chấm điểm chỉ số cải cách hành chính hàng năm.
Tổng
cục Hải quan cũng yêu cầu Báo Hải quan, Viện Nghiên cứu Hải quan, các
trang thông tin điện tử trong ngành Hải quan có trách nhiệm mở chuyên
mục, chuyên trang để tuyên truyền về chỉ số cải cách hành chính nhằm
giúp cán bộ, công chức, viên chức và các cá nhân, tổ chức có liên quan
nắm bắt, khai thác thêm thông tin về cải cách hành chính của ngành Hải
quan.
“Công chức tuyệt đối không được làm việc theo kiểu cho có”
Công
chức không được có tư tưởng “mọi thứ đã an bài”; phải làm việc với tinh
thần, tư tưởng phục vụ người dân, doanh nghiệp, Bí thư Thành ủy TP. Hồ
Chí Minh Lê Thanh Hải phát biểu chỉ đạo tại phiên bế mạc hội nghị lần
thứ 24 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa 9, ngày 02-7.
Theo
Bí thư Thành ủy, cải cách hành chính là một nhiệm vụ trọng tâm, cốt
lõi. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện nhiệm vụ này
đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hạn chế, yếu kém vẫn còn,
gây bức xúc. Những bất cập trong công tác cải cách hành chính không chỉ
làm cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, mà sâu xa hơn là làm mất
lòng tin của người dân đối với chính quyền.
“Tình
trạng cán bộ, công chức làm khó người dân, doanh nghiệp nơi đây nơi đó
vẫn còn. Đây là chuyện nhức nhối”, Bí thư Thành ủy nhìn nhận và yêu cầu
phải chấm dứt ngay; lãnh đạo thành phố phải quyết liệt đôn đốc, chấn
chỉnh.
Bí
thư Thành ủy yêu cầu cán bộ, công chức phải làm việc với tư tưởng phục
vụ người dân, doanh nghiệp; tuyệt đối không được làm việc theo kiểu cho
có, hời hợt; lo cho dân phải lo thực sự, phải mang lại kết quả thiết
thực; chăm lo công việc cho người dân, doanh nghiệp như chăm lo việc của
chính mình.
Kiểm soát chặt việc ban hành thủ tục hành chính mới
Ngày
02-7, UBND TP. Hà Nội đã có công văn yêu cầu tăng cường trách nhiệm của
người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong cải cách thủ tục hành
chính trên địa bàn; yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND
các quận, huyện, thị xã của thành phố phải đẩy mạnh công tác chỉ đạo,
điều hành cải cách hành chính; tiếp tục rà soát đơn giản hóa thủ tục
hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin; kiểm soát chặt việc ban hành
mới các thủ tục hành chính… góp phần nâng cao thể chế, cải thiện môi
trường đầu tư, kinh doanh, minh bạch hóa hoạt động của cơ quan hành
chính nhà nước và tổ chức thực hiện tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.
UBND
thành phố nhấn mạnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các
quận, huyện, thị xã phải chịu trách nhiệm với tư cách là người đứng đầu
cơ quan, đơn vị để xảy ra vi phạm trong công tác cải cách hành chính./.
Nguồn: tapchicongsan.org.vn/ Đức Toàn, ngày 6/7/2015